Viêm mũi mãn tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa tại nhà

Căn bệnh viêm mũi mãn tính gây ra nhiều tác hại nghiêm trong đến cơ thể và cuộc sống của nạn nhân. Căn bệnh này gây giảm hiệu suất học tập ở trẻ, lao động ở người lớn. Ngoài ra còn là nền móng để các bệnh như hen suyễn, viêm xoang và viêm tai giữa phát triển. Cùng tìm hiểu chi tiết cách phòng bệnh và phương pháp chữa trị bệnh này nhé.

DS. Nguyễn Khánh Huy, Co-founder
Tư vấn chuyên môn bài viết DS. Nguyễn Khánh Huy, Co-founder

Xem chi tiết
Viêm mũi mãn tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa tại nhà

Viêm mũi mãn tính dẫn đến giảm hiệu suất học tập và làm việc, gia tăng nguy cơ phát triển các bệnh về viêm xoang, viêm tai giữa, hen suyễn. Vậy làm sao để nhận biết được nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa viêm mũi mãn tính ngay tại nhà. Cùng tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này qua bài viết sau đây của Chi Bach Pharma.

Tìm hiểu cấu tạo chức năng của mũi

Mũi là bộ phận quan trọng của đường thở giúp không khí đi vào phổi một cách dễ dàng. Mũi có cấu tạo gồm tháp mũi (các sụn uốn quanh lỗ mũi, khung xương chính mũi, sụn cánh mũi và ngành lên xương hàm trên) và hốc mũi (hốc mũi trái, hốc mũi phải, 2 lỗ mũi, 2 cửa mũi sau). 

Mũi có chức năng chính là hô hấp giúp không khí đi từ bên ngoài vào trong cơ thể được sưởi ấm và lọc sạch trước khi đi vào phổi. Lớp niêm mạch ở tầng trên của hốc mũi còn được dùng để ngửi nhờ các tế bào thần kinh cảm giác và khứu giác. Mũi có thể tác động đến giọng nói, phân tiết âm B, D, P và cộng hưởng, điều này giải thích tại sao khi người bị ốm thường sẽ khó phát âm những âm này.

Cấu tạo và chức năng của mũi

Cấu tạo và chức năng của mũi

Tổng quan về bệnh viêm mũi mãn tính

Viêm mũi mãn tính là niêm mạc của khoang mũi và lớp niêm mạc bên dưới bị viêm nhiễm. Khi mắc viêm mũi mãn tính người bệnh sẽ kèm theo một số bệnh lý như giãn mạch máu niêm mạc mũi, rối loạn chức năng tự chủ của mũi, khả năng xuyên thấu cao làm các tế bào Lympho và Plasma dễ dàng xâm nhập vào các mạch máu cũng như tuyến mô xung quanh khiến tuyến giáp hoạt động mạnh hơn, lượng dịch nhầy tiết ra cũng nhiều hơn.

Người mắc viêm mũi mãn tính kéo dài thì có thể dẫn đến nhiều bệnh lý khác như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm mũi họng, polyp mũi, lệch vách ngăn mũi, viêm dây thần kinh và tái phát liên tục

Phần lớn người mắc viêm mũi mãn tính đều do dị ứng, hệ miễn dịch quá nhạy cảm với bụi bẩn, các chất hóa học sẽ sản sinh viêm nhiễm, sưng nề trong mũi. Có khoảng 10% dân số bị dị ứng mũi từ rất trẻ, một vài nguyên nhân khác có thể do di truyền.

Xem thêm chi tiết: Khái quát về bệnh viêm mũi vân mạch

Viêm mũi mãn tính thường gặp do tiếp xúc với nhiều tác nhân gây dị ứng mũi

Viêm mũi mãn tính thường gặp do tiếp xúc với nhiều tác nhân gây dị ứng mũi

Nguyên nhân gây viêm mũi mãn tính

Viêm mũi mãn tính do nhiều nguyên nhân gây nên, có thể do di truyền, dị ứng, dị tật giải phẫu mũi hoặc một số bệnh lý như:

  • Dị ứng 
  • Dị vật mũi
  • U hốc mốc
  • Nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn, vi nấm
  • Lệch vách ngăn mũi
  • Viêm VA phì đại
  • Hen suyễn và tắc nghẽn phổi mãn tính đi kèm 
  • Trào ngược dạ dày thực quản

Một số nguyên nhân dẫn đến viêm mũi mãn tính

Một số nguyên nhân dẫn đến viêm mũi mãn tính

Các triệu chứng của bệnh viêm mũi mãn tính

Triệu chứng của viêm mũi mãn tính sẽ khác nhau tùy vào nguyên nhân cụ thể nhưng sẽ thường có các đặc điểm chung như:

  • Viêm xoang, đau nhức xoang
  • Ho mãn tính
  • Nghẹt mũi
  • Sổ mũi, chảy dịch mũi
  • Viêm mũi dị ứng
  • Viêm họng, viêm thanh quản

Viêm mũi mãn tính do dị ứng thường xảy ra do phản ứng của cơ thể đối với chất gây dị ứng, phổ biến phải kể đến gồm: phấn hoa theo mùa, bụi, lông vật nuôi, một số loại nấm mốc. Một số chất gây dị ứng khác bao gồm chất kích thích tại nơi làm việc như bụi than, bụi phấn.

Viêm mũi mãn tính không dị ứng liên quan đến những thay đổi trong hệ thống thần kinh kiểm soát mạch máu ở mũi. Dây thần kinh trong mũi hoạt động quá mức sẽ gây ra các triệu chứng sung huyết, chảy dịch mũi sau và chảy nước mũi

Xem thêm: Những lưu ý về bệnh viêm xoang chảy máu mũi

Viêm mũi mãn tính thường đi kèm với viêm họng, viêm thanh quản

Viêm mũi mãn tính thường đi kèm với viêm họng, viêm thanh quản

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm mũi mãn tính

Bệnh viêm mũi mãn tính, nếu không được điều trị và quản lý đúng cách, có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm:

  • Viêm tai giữa thanh dịch 
  • Viêm tai giữa mủ
  • Viêm xoang mãn tính hoặc viêm xoang cấp tính
  • Hội chứng rối loạn giấc ngủ hoặc ngưng thở khi ngủ
  • Các vấn đề về răng miệng
  • Polyp mũi
  • Rối loạn chức năng vòi tai
  • Suy giảm thính lực
  • Phát triển sọ mặt không bình thường 
  • Bệnh hen suyễn thêm trầm trọng hoặc có xu hướng phát triển bệnh nặng hơn

Một số biến chứng của viêm mũi mãn tính

Một số biến chứng của viêm mũi mãn tính

Cách phòng ngừa và chữa bệnh viêm mũi mãn tính

Để phòng ngừa bệnh viêm mũi mãn tính người bệnh cần quản lý tốt những tác nhân dẫn đến bệnh như:

  • Viêm mũi mãn tính do dị ứng: tránh tiếp xúc chất gây dị ứng như hóa chất, phấn hoa, khói bụi, lông động vật
  • Viêm mũi mãn tính do dị vật: Phụ huynh cần để mắt thường xuyên đến trẻ, không nên cho trẻ chơi các loại đồ chơi có kích thước quá nhỏ, nếu có dấu hiệu lạ dẫn trẻ đến khám tại chuyên khoa Tai Mũi Họng uy tín
  • Viêm mũi mãn tính do nhiễm ký sinh trùng: Cần vệ sinh cá nhân và nơi ở sạch sẽ hàng ngày, với những người không có khả năng chăm sóc bản thân như người thiểu năng trí tuệ, người sống thực vật, người bị tai nạn nặng,...cần được theo dõi và chăm sóc tốt để tránh nguy cơ nhiễm ký sinh trùng.

Bên cạnh đó bạn nên tránh để mắc cảm cúm, viêm mũi hoặc các bệnh nhiễm trùng tai mũi họng…bằng cách vệ sinh mũi họng hàng ngày, đeo khẩu trang khi ra đường, hạn chế đến nơi đông người để phòng ngừa những bệnh truyền nhiễm liên quan đến viêm mũi mãn tính. Khi gặp các triệu chứng bất thường về tai mũi họng trên 1 tuần không khỏi bạn nên đến khám tại các chuyên khoa tai mũi họng để sớm tìm được nguyên nhân và cách khắc phục. 

Bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau để cải thiện tình trạng viêm mũi mãn tính tại nhà:

  • Rửa mũi bằng nước muối sinh lý: người bệnh chỉ cần bơm rửa nước muối vào mũi để làm sạch dịch mũi, vi khuẩn để cải thiện các triệu chứng của bệnh
  • Tránh tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng: Người bệnh cần tránh một số tác nhân như hóa chất, phấn hoa, lông động vật,...
  • Điều trị bằng phương pháp áp lạnh ClariFix: Phương pháp này sử dụng công nghệ làm lạnh đột phá, nhắm vào các mô mũi bị viêm và các dây thần kinh bên dưới, mục đích là làm lạnh các mô nhiễm trùng đến nhiệt độ đóng băng để giảm tín hiệu thần kinh và cải thiện các triệu chứng

Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi

Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi

Những lưu ý về bệnh viêm mũi mãn tính

  • Theo dõi triệu chứng: Những triệu chứng thường gặp của viêm mũi mãn tính bao gồm chảy nước mũi, tắc mũi, ngứa mũi, hắt hơi và ngứa mắt. Nếu bạn gặp những triệu chứng này kéo dài hơn 12 tuần, hãy thăm bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị.
  • Tránh tác nhân gây kích ứng: Các tác nhân gây kích ứng như phấn hoa, bụi nhà, mốc, hóa chất có thể làm tăng triệu chứng viêm mũi. Cố gắng tránh tiếp xúc với những tác nhân này hoặc sử dụng khẩu trang và bảo vệ mũi khi tiếp xúc với chúng.
  • Hạn chế tiếp xúc với chất gây dị ứng: Một số người bị viêm mũi mãn tính có thể có dị ứng với một số thực phẩm như sữa, trứng, hải sản, hoặc chất gây dị ứng khác. Hạn chế tiếp xúc với những chất này có thể giảm triệu chứng viêm mũi.
  • Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường: Vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ là một yếu tố quan trọng để giảm triệu chứng viêm mũi. Đảm bảo rửa sạch chăn ga, quần áo, và đồ gia dụng thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn và tác nhân gây kích ứng.
  • Kiểm soát triệu chứng viêm mũi: Bạn có thể kiểm soát tình trạng này bằng cách sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
  • Theo dõi định kỳ: thường xuyên theo dõi và tư vấn với bác sĩ để đảm bảo việc điều trị và quản lý bệnh viêm mũi mãn tính được thực hiện đúng cách và theo dõi sự tiến triển của bệnh

Giữ mũi vệ sinh sạch sẽ để hạn chế các triệu chứng diễn biến nặng

Giữ mũi vệ sinh sạch sẽ để hạn chế các triệu chứng diễn biến nặng

Bài viết trên Chi Bach Pharma đã cung cấp đến bạn những thông tin về bệnh viêm mũi mãn tính. Bệnh này không phải là một tình trạng cần được điều trị khẩn cấp nhưng nên được điều trị từ sớm để tránh những biến chứng ảnh hưởng đến thị lực, thính lực, thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Nếu bạn còn đang băn khoăn điều gì về căn bệnh này có thể liên hệ với Chi Bach Pharma để được tư vấn và giải đáp.

Tìm hiểu thêm: Các cách chữa viêm xoang nghẹt mũi tại nhà

Căn bệnh viêm mũi mãn tính gây ra nhiều tác hại nghiêm trong đến cơ thể và cuộc sống của nạn nhân. Căn bệnh này gây giảm hiệu suất học tập ở trẻ, lao động ở người lớn. Ngoài ra còn là nền móng để các bệnh như hen suyễn, viêm xoang và viêm tai giữa phát triển. Cùng tìm hiểu chi tiết cách phòng bệnh và phương pháp chữa trị bệnh này nhé.

Đang xem: Viêm mũi mãn tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa tại nhà

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng