Viêm mũi vận mạch: Khái quát, nguyên nhân và cách trị dứt điểm

Viêm mũi vân mach - Được xem là một dạng phổ biến của bệnh viêm mũi dị ứng. Căn bệnh này có thể được điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên có thể điều trị bằng phẫu thuật nếu khi điều trị bằng các phương pháp ban đầu thất bại.

DS. Nguyễn Khánh Huy, Co-founder
Tư vấn chuyên môn bài viết DS. Nguyễn Khánh Huy, Co-founder

Xem chi tiết
Viêm mũi vận mạch: Khái quát, nguyên nhân và cách trị dứt điểm

Viêm mũi vận mạch là hiện tượng hệ thần kinh đối giao cảm ở niêm mạc mũi phản ứng quá mức với biểu hiện và các triệu chứng tương tự như viêm mũi thông thường: chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi,...Vậy viêm mũi vận mạch thực chất là gì? Những nguyên nhân cũng như triệu chứng của bệnh ra sao để kịp thời điều trị? Cùng Chi Bach Pharma đi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết bên dưới.

Khái quát về Viêm mũi vận mạch

Viêm mũi vận mạch là bệnh về đường hô hấp do những tác nhân bên ngoài như nấm mốc, vi khuẩn, thời tiết,...tạo ra phản ứng giữa hệ thần kinh và giao cảm bên trong niêm mạc mũi gây ra những biểu hiện kích ứng mũi như chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi,..Viêm mũi vận mạch hay còn được gọi là viêm mũi vô căn bởi đây là căn bệnh không tìm được rõ nguyên nhân cũng không thể tìm thấy các tế bào viêm đặc hiệu thông qua những xét nghiệm như xét nghiệm máu tìm IgE, tiêm dị nguyên dưới da thậm chí cả xét nghiệm tế bào học. 

Triệu chứng viêm mũi vận mạch tương tự với viêm mũi dị ứng nhưng có thể phân biệt thông qua các dấu hiệu như hắt xì và ngứa mũi ít hơn, hiện tượng nghẹt mũi và chảy nước mũi nhiều hơn, một số trường hợp rất ít hoặc không bị nghẹt mũi, chủ yếu là chảy nước mũi.

Khái quát về Viêm mũi vận mạch

Khái quát về Viêm mũi vận mạch

Các Triệu chứng của bệnh viêm mũi vận mạch

Viêm mũi vận mạch đặc trưng bởi những triệu chứng nổi bật là nghẹt mũi và chảy nước mũi. Các triệu chứng này đôi khi quá mức và trở nên trầm trọng hơn do một số tác nhân như tiếp xúc với mùi, uống chất kích thích…

Bên cạnh đó triệu chứng của viêm mũi vận mạch còn có thể là hắt hơi, ngứa mũi, mất khứu giác.

Triệu chứng của viêm mũi vận mạch thường chảy nước mũi

Triệu chứng của viêm mũi vận mạch thường chảy nước mũi

Những nguyên nhân gây nên bệnh viêm mũi vận mạch

Dù nguyên nhân của bệnh chưa rõ ràng nhưng có một số nghiên cứu chỉ ra bệnh này có liên quan đến rối loạn điều hòa của các dây thần kinh giao cảm, đối giao cảm, thụ cảm ở niêm mạc mũi.

Sự mất cân bằng ở các chất trung gian dẫn đến gia tăng tính thấm thành mạch và tiết chất nhầy từ những tuyến ở dưới niêm mạc mũi. Sự bài tiết chất nhầy được điều hòa bởi hệ thần kinh phó giao cảm trong khi hệ thần kinh giao cảm kiểm soát trương lực mạch máu. Acetylcholine là chất dẫn truyền thần kinh phó giao cảm chủ yếu giúp điều chỉnh sự bài tiết chất nhầy, chảy nước mũi. 

Neuropeptide Y và Norepinephrine là các chất dẫn truyền thần kinh giao cảm nhằm kiểm soát trương lực mạch máu của các mạch ở trong niêm mạc mũi và điều chỉnh một số chất tiết ra do hệ phó giao cảm.

Các sợi cảm thụ ánh sáng loại C và các peptit thần kinh cảm giác của dây thần kinh sinh ba góp phần tác động vào quá trình thoái hóa tế bào mast cũng như hắt hơi, ngứa mũi.

Xem thêm: Bệnh viêm xoang chảy máu mũi có nguy hiểm không?

Người mắc viêm mũi vận mạch thường cảm thấy khó chịu khi thay đổi thời tiết

Người mắc viêm mũi vận mạch thường cảm thấy khó chịu khi thay đổi thời tiết

Các biến chứng của bệnh viêm mũi vận mạch

Viêm mũi vận mạch còn có các biến chứng sau:

  • Polyp mũi
  • Nhức đầu
  • Rối loạn chức năng eustachian
  • Ho mãn tính
  • Hen suyễn
  • Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn

Người mắc viêm mũi vận mạch thường đi kèm với đau đầu

Người mắc viêm mũi vận mạch thường đi kèm với đau đầu

Những phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh viêm mũi vận mạch

Điều trị bằng thuốc

  • Corticoid đường mũi tại chỗ: Đây được coi là lựa chọn hàng đầu trong điều trị viêm mũi vận mạch, đặc biệt là các triệu chứng tắc nghẽn, nghẹt mũi. Thuốc giúp giảm hóa ứng động của bạch cầu trung tính và bạch cầu ái toan, đồng thời giải phóng tế bào mast và chất trung gian basophil, giảm phù nề và viêm. 
  • Thuốc kháng sinh cholinergic: Giảm chảy nước mũi bằng cách tác động cục bộ và chặn đầu vào của hệ thần kinh phó giao cảm đối với các tuyến niêm mạc mũi nhưng cũng có tác dụng phụ như khô miệng, mờ mắt, tiết dịch đặc, khô mũi và chảy máu cam.
  • Thuốc kháng histamin đường uống: Giúp hạn chế viêm mũi vận mạch, ức chế tổng hợp cytokine, kinin và leukotrienes đồng thời có tác dụng chống viêm. Thuốc cũng giảm đáng kể những triệu chứng như tắc mũi, chảy nước mũi, phù mũi. 
  • Kết hợp thuốc kháng sinh histamin tại chỗ và steroid xịt mũi: Sự kết hợp này hiệu quả trong điều trị những triệu chứng viêm mũi mãn tính không dị ứng, Capsaicin tại chỗ cũng có tác dụng như một liệu pháp hỗ trợ cho người bị nghẹt mũi và chảy nước mũi. Cơ chế này xoay quanh sự điều biến của những sợi C liên kết với tế bào thần kinh cảm thụ đau. 
  • Thuốc cường giao cảm: Thuốc thông mũi tại chỗ giúp giảm triệu chứng viêm mũi vận mạch trong thời gian ngắn, thuốc hoạt động chủ yếu bằng việc kích thích các thụ thể alpha-1 và alpha-2 trên mạch máu của niêm mạc mũi dẫn đến co mạch, giảm lưu thông máu, sau đó giảm tắc nghẽn và chảy nước mũi ở khoang mũi.
  • Độc tố botulinum: Ức chế giải phóng acetylcholine từ đầu dây thần kinh tiền synap, tiêm độc tố botulinum làm giảm chảy nước mũi và chất nhầy ở mũi, đây được coi là phương pháp điều trị an toàn mà không có tác dụng phụ nào đáng nguy ngại, nhưng đây cũng chỉ là liệu pháp giảm triệu chứng tạm thời khoảng 4 tuần.

Điều trị viêm mũi vận mạch bằng thuốc

Điều trị viêm mũi vận mạch bằng thuốc

Phẫu thuật

  • Phẫu thuật thu nhỏ cuốn dưới bảo tồn niêm mạc: giúp cải thiện tắc nghẽn mũi và phối hợp với các liệu pháp y khoa. Phương pháp này giúp cải thiện đường thở, giảm phù nề niêm mạc, giảm các triệu chứng tắc nghẽn mũi và bảo tồn chức năng cuốn mũi.
  • Cắt dây thần kinh vidian: Phương pháp này nhằm phá vỡ nguồn cung cấp thần kinh tự động của khoang mũi từ đó làm giảm tiết dịch mũi. Biến chứng nguy hiểm của việc cắt dây thần kinh vidian là khô mắt sau phẫu thuật do giảm chảy nước mắt với tỷ lệ được tổng hợp là 48%, rối loạn cảm giác và xung huyết niêm mạc mỗi khi nằm ngửa. Đa số các triệu chứng trên chỉ là tạm thời, khô mắt sẽ hết sau 1 - 6 tháng.

Bạn có thể phòng ngừa viêm mũi vận mạch bằng cách tránh tiếp xúc với những yếu tố có thể gây kích thích từ môi trường như:

  • Tránh tiếp xúc với mùi thường xuyên dẫn đến kích ứng như mùi thức ăn, mùi nước hoa, mùi phấn hoa
  • Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, ánh sáng quá chói
  • Hạn chế uống đồ uống có chất kích thích như rượu, bia,...
Xem thêm: Những cách chữa viêm xoang nghẹt mũi hiệu quả

Những câu hỏi thường gặp về bệnh viêm mũi vận mạch

Viêm mũi vận mạch có nguy hiểm không?

Viêm mũi vận mạch thường không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách, nó có thể gây ra các vấn đề khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, một số trường hợp ngưng thở khi ngủ tiềm ẩn nhiều rủi ro với sức khỏe như tim mạch, đột quỵ,...

Viêm mũi vận mạch không nguy hiểm đến tính mạng

Viêm mũi vận mạch không nguy hiểm đến tính mạng

Có cách nào để ngăn ngừa viêm mũi vận mạch không?

Để ngăn ngừa viêm mũi vận mạch, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau: tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, giữ cho môi trường sạch sẽ và thoáng mát, tránh hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá, và tăng cường hệ miễn dịch bằng cách duy trì một lối sống lành mạnh như tập thể dục thể thao, ăn uống lành mạnh...

Viêm mũi vận mạch có lây truyền không?

Viêm mũi vận mạch không có tính lây nhiễm bởi không có nguyên nhân từ nhiễm trùng.

Viêm mũi vận mạch có tự khỏi không?

Viêm mũi vận mạch không tự khỏi, đây là một tình trạng dai dẳng kéo dài theo cả đời. Một nghiên cứu cho rằng có hơn 180 bệnh nhân viêm mũi không dị ứng từ 3 - 7 năm sau khi chẩn đoán ban đầu. Cớ đến trên 52% người bệnh bị nặng hơn với mức độ dai dẳng tăng 12% và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng tăng 9%.

Vừa rồi Chi Bach Pharma đã cung cấp đến bạn thông tin về viêm mũi vận mạch bao gồm: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa. Hy vọng với chia sẻ trên sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh của mình cũng như chất lượng cuộc sống được cải thiện.

Xem thêm chi tiết: Những biệu hiện của bệnh nhân có triệu chứng viêm xoang nặng

Viêm mũi vân mach - Được xem là một dạng phổ biến của bệnh viêm mũi dị ứng. Căn bệnh này có thể được điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên có thể điều trị bằng phẫu thuật nếu khi điều trị bằng các phương pháp ban đầu thất bại.

Đang xem: Viêm mũi vận mạch: Khái quát, nguyên nhân và cách trị dứt điểm

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng