Đi ngoài ra máu: Nguyên nhân, triệu chứng và thời điểm cần thăm khám

Đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, từ táo bón đơn giản đến các bệnh lý nghiêm trọng như ung thư đại tràng. Việc hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng là vô cùng quan trọng để đưa ra phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả. Nếu bạn gặp phải tình trạng này kéo dài, hãy thăm khám ngay để đảm bảo sức khỏe của mình.
DS. Ngô Thuỳ Chi, CEO
Tư vấn chuyên môn bài viết DS. Ngô Thuỳ Chi, CEO

Xem chi tiết
Đi ngoài ra máu: Nguyên nhân, triệu chứng và thời điểm cần thăm khám

Rối loạn tiêu hoá đi ngoài ra máu có lẽ là triệu chứng khó chịu vì không chỉ gây cho bạn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hiện tại mà còn về lâu dài. Vậy đâu là nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị dứt điểm tình trạng này? Chi Bach Pharma sẽ giúp bạn hiểu rõ các thông tin này qua bài viết sau đây.

Khi nào đi ngoài ra máu?

Dấu hiệu để bạn biết mình đang đối diện với tình trạng rối loạn tiêu hoá đi ngoài ra máu chính là trong phân có lẫn máu hay phần phân cuối cùng có vết máu chảy ra. Vết máu này có thể có màu đỏ tươi, màu đỏ thẫm hay bị thâm đen. Và triệu chứng này nặng hay nhẹ cũng tùy vào bệnh lý mà bạn đang gặp phải.

Đi ngoài ra máu thường thấy lúc nào

Đi ngoài ra máu thường thấy lúc nào

Nếu đi ngoài ra máu do táo bón thì bạn chỉ cần thay đổi khẩu phần ăn, tăng cường chất xơ sẽ giúp cơ thể nhanh chóng cải thiện mà không lo gây hại đến sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu bạn đi ngoài kèm máu lâu dài cùng các biểu hiện bất thường thì có thể cơ thể của bạn đang tiềm tàng các bệnh lý khác. 

Đi ngoài ra máu: Cảnh báo các bệnh tiêu hóa

Dưới đây là một số bệnh khiến bạn gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hoá đi ngoài ra máu mà bạn cần phải lưu ý để có cách xử lý kịp thời

Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá đi ngoài ra máu

Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá đi ngoài ra máu

Bệnh trĩ 

Bệnh trĩ là tình trạng không hề hiếm gặp và có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Đi ngoài ra máu là biểu hiện của chứng bệnh này và cũng là do tình trạng táo bón mạn tính, bạn phải rặn mạnh khi đại tiện, phụ nữ đẻ thường, ngồi vệ sinh quá lâu, thực đơn ăn uống thiếu chất xơ, tiêu chảy kéo dài, béo phì,...

Bệnh trĩ khiến bạn đi đại tiện ra máu

Bệnh trĩ khiến bạn đi đại tiện ra máu

Để có thể nhanh chóng cải thiện tình trạng này thì bệnh nhân cần thay đổi các món ăn theo thực đơn lành mạnh hơn với nhiều trái cây, rau củ,... Bên cạnh đó, bạn cũng cần điều trị trĩ theo tư vấn của bác sĩ.

Nứt kẽ hậu môn

Bên cạnh bệnh trĩ thì nứt kẽ hậu môn cũng là nguyên nhân thường gặp khiến bạn đi ngoài ra máu với từng giọt máu tươi chảy ra sau khi đại tiện. Và sau đó, bạn sẽ cảm thấy đau tức ở vùng hậu môn.

Nứt kẽ hậu môn khiến ra máu khi đi đại tiện

Nứt kẽ hậu môn khiến ra máu khi đi đại tiện

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này thường là do người bệnh bị táo bón, rặn mạnh khi đại tiện, khiến hậu môn bị giãn và rách. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng khác như viêm loét, nhiễm khuẩn,... khi không được điều trị đúng cách.

Polyp đại trực tràng

Polyp đại trực tràng cũng là nguyên nhân thường gặp khi nhắc đến tình trạng rối loạn tiêu hoá đi ngoài ra máu. Polyp thường sự phát triển quá cỡ của niêm mạc ruột kết tạo thành khối u nằm trong thành ruột kết. Các cục polyp này sẽ nằm trong gây ra các phản ứng kích thích khiến bạn bị chảy máu. Nếu các cục polyp này lành tính thì bạn có thể thực hiện cắt bỏ để chấm dứt hoàn toàn tình trạng đi ngoài ra máu.

Polyp đại trực tràng cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hoá đi ngoài ra máu

Polyp đại trực tràng cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hoá đi ngoài ra máu

Xuất hiện lỗ rò đường tiêu hóa

Lỗ rò ở giữa hậu môn và sa trực tràng có tên là lỗ rò ống tiêu hóa. Lỗ rò này có thể khiến dịch tiêu hoá cùng với máu mủ đi cùng phân rò rỉ ra ngoài. Khi đó, người bệnh có thể thấy máu đi kèm với phân ra ngoài thường xuyên, theo hàm lượng khác nhau. Với trường hợp này thì người bệnh cần được kiểm tra và đưa ra hướng xử lý phù hợp cùng với đó là hàm lượng kháng sinh cần dùng để tránh tình trạng nhiễm khuẩn.

Xuất hiện lỗ rò đường tiêu hóa khiến phân có máu

Xuất hiện lỗ rò đường tiêu hóa khiến phân có máu

Viêm túi thừa

Túi thừa bị viêm thường là do tình trạng ruột kết bị phồng lên, và nó thường được phát hiện ở đoạn đại tràng sigma. Nguyên nhân cụ thể của tình trạng này vẫn chưa được xác định tuy nhiên các bác sĩ cho rằng chúng có liên quan đến chế độ ăn uống ít chất xơ.

Viêm túi thừa khiến bạn đi ngoài có máu

Viêm túi thừa khiến bạn đi ngoài có máu

Trong quá trình tiêu hoá, phần túi thừa có thể bị cọ xát khiến máu chảy vì thế máu sẽ đi theo phân ra ngoài. Tình trạng chảy máu này có thể liên tục hoặc chảy gián đoạn. Và nếu túi thừa không được cắt bỏ thì có thể khiến bệnh nhân đối diện với nguy cơ chảy máu cũng như nhiễm trùng.

Viêm dạ dày ruột

Đa số nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá đi ngoài ra máu là do vi khuẩn viêm dạ dày và một số khác còn do virus. Bệnh không chỉ khiến người bệnh đi ngoài ra máu, mà trong phân còn thường lẫn nhiều chất nhầy. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần bù đủ chất lỏng và dùng thuốc kháng sinh hay kháng virus theo đúng tác nhân gây ra bệnh. 

Viêm dạ dày ruột là nguyên nhân phổ biến khiến đại tiện ra máu

Viêm dạ dày ruột là nguyên nhân phổ biến khiến đại tiện ra máu

Góc giải đáp: Chất xơ hòa tan - Bí quyết vàng cho người bệnh hội chứng ruột kích thích

Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Quan hệ tình dục không an toàn sẽ là nguyên nhân khiến bạn gặp phải nhiều bệnh lý nguy hiểm nhất là vi khuẩn gây viêm hậu môn, viêm trực tràng,... Các loại bệnh do tình dục này rất khó điều trị tận gốc và có nguy cơ lây lan cao nên cần có chuyên gia chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Viêm đại trực tràng

Viêm đại trực trạng cũng có thể khiến bạn gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hoá đi ngoài ra máu. Có nhiều nguyên nhân khiến đại trực tràng bị viêm như: Bệnh Crohn, táo bón, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, hội chứng ruột kích thích, quan hệ bằng hậu môn,... 

Viêm đại trực tràng - nguyên nhân gây rối loạn tiêu hoá đi ngoài ra máu

Viêm đại trực tràng - nguyên nhân gây rối loạn tiêu hoá đi ngoài ra máu

Viêm đại trực tràng rất khó để điều trị một cách dứt điểm và rất dễ tái phát vì thế bạn cần kiên trì điều trị trong thời gian dài và tránh các yếu tố gây bệnh. Bạn hoàn toàn có thể cải thiện triệu chứng này bằng cách dùng thuốc hoặc thay đổi khẩu phần ăn cũng như có thói quen sinh hoạt lành mạnh.

Ung thư đại tràng

Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá đi ngoài ra máu nguy hiểm nhất phải nói đến chính là ung thư đại tràng. Bệnh này là do tế bào bất thường phát triển và tạo ra khối u ác tính. Và khi đại trạng bị ung thư sẽ xuất hiện các dấu hiệu: viêm, kích thích và niêm mạc tổn thương, chảy máu. Ban đầu thì máu chảy ít và càng về sau thì càng nhiều hơn khi tế bào ung thư xâm lấn càng sâu vào đại tràng. 

Ung thư đại tràng khiến phân có máu

Ung thư đại tràng khiến phân có máu

Ung thư đại tràng là một trong các bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng vì thế người bệnh cần phải hết sức thận trọng với các triệu chứng bất thường như: Đi ngoài ra máu, đau bụng, thường xuyên bị táo bón, nôn ói, người mệt mỏi, cân nặng sụt đột ngột,... Khi phát hiện sớm thì người bệnh có thể có được tiên lượng và cách điều trị sớm.

Chi tiết tại đây: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp khắc phục rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Khi nào cần đi khám ngay nếu đi ngoài ra máu?

Như đã nói trên đây, tình trạng rối loạn tiêu hoá đi ngoài ra máu không quá thường xuyên mà chỉ xảy ra nếu cơ thể bị táo bón thì không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu lượng máu càng nhiều, kèm theo các biến chứng bất thường và kéo dài thì nên đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị thích hợp nhất.

Khi nào cần đi khám ngay nếu đi ngoài ra máu

Khi nào cần đi khám ngay nếu đi ngoài ra máu

Khám phá ngay: Chế độ ăn kiêng FODMAP thấp cho bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích​​​​​​​

Một số triệu chứng mà bạn cần lưu ý vì nó như một lời cảnh báo cho bạn nên thăm khám sớm: 

  • Đi ngoài ra máu hơn 2 tuần
  • Trẻ nhỏ đi ngoài với phân đẫm máu
  • Cơ thể luôn mệt mỏi, sức khoẻ dần suy giảm
  • Cân nặng tụt giảm rõ rệt
  • Bụng đau quằn quại
  • Sốt cao kèm triệu chứng buồn nôn
  • Thấy cục u nổi trong bụng khi sờ
  • Kết cấu phân thay đổi bất thường liên tục hơn 3 tuần
  • Đi tiểu và đi đại tiện mất kiểm soát

Một số phương pháp mà bạn có thể được áp dụng để chẩn đoán và xét nghiệm từ bác sĩ như:

  • Xét nghiệm máu trong phân để tìm rõ nguyên nhân nhất là người đang có nguy cơ ung thư đại trực tràng
  • Nội soi để chẩn đoán ung thư đại trực tràng giúp phát hiện các tổn thương cũng như biết được kích thước, vị trí,hình dạng của khối u
  • Chụp hình khung đại tràng để phát hiện tổn thương nhỏ như polyp đại trực tràng
  • Siêu âm để tìm ra các u, hạch ở vùng bụng để đánh giá tình trạng cụ thể của các khối u này
  • Chụp lớp cắt cộng hưởng từ để có thể chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu, từ đó đánh giá cụ thể tình trạng của bệnh nhân
  • Sau khi có được kết quả thăm khám thì bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất của nguyên nhân gây bệnh

Được xem là giải pháp tốt nhất cho sức khỏe tiêu hóa, viên uống Gelsectan chính là sự lựa chọn thông minh của những người tiêu dùng kỹ tính

Với các chia sẻ trên hy vọng bạn đã có câu trả lời cho các thắc mắc liên quan đến tình trạng rối loạn tiêu hoá đi ngoài ra máu. Và để được tư vấn cụ thể cũng như tìm cho mình dược phẩm phù hợp với cơ thể thì hãy liên hệ với Chi Bach Pharma ngay nhé!

Đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, từ táo bón đơn giản đến các bệnh lý nghiêm trọng như ung thư đại tràng. Việc hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng là vô cùng quan trọng để đưa ra phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả. Nếu bạn gặp phải tình trạng này kéo dài, hãy thăm khám ngay để đảm bảo sức khỏe của mình.

Đang xem: Đi ngoài ra máu: Nguyên nhân, triệu chứng và thời điểm cần thăm khám

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng