Bệnh nhân viêm đường ruột có cần tầm soát định kỳ không?

Việc tầm soát định kỳ cho người bị viêm đường ruột là vô cùng cần thiết để phát hiện sớm các biến chứng nguy hiểm như viêm loét, tắc nghẽn đường ruột, hay thậm chí là ung thư. Bằng cách thăm khám định kỳ, người bệnh có thể kiểm soát tình trạng viêm, hạn chế biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống một cách đáng kể.
DS. Ngô Thuỳ Chi, CEO
Tư vấn chuyên môn bài viết DS. Ngô Thuỳ Chi, CEO

Xem chi tiết
Bệnh nhân viêm đường ruột có cần tầm soát định kỳ không?

Viêm đường ruột không chỉ gây ra những khó chịu về tiêu hóa mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa đến sức khỏe. Việc tầm soát định kỳ là một trong những cách hiệu quả nhất để kiểm soát bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống. Liệu việc tầm soát định kỳ khi bị viêm ruột có thực sự cần thiết? Cùng đi tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây của Chi Bach Pharma nhé!

Tổng quan về bệnh viêm đường ruột

Viêm đường ruột là một tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở một hoặc nhiều phần của đường tiêu hóa. Nguyên nhân gây viêm đường ruột rất đa dạng, có thể do nhiễm khuẩn, virus, ký sinh trùng, dị ứng thực phẩm, bệnh lý tự miễn hoặc do sử dụng thuốc. 

Nếu sự viêm nhiễm tấn công bất kỳ khu vực nào trên cơ quan người sẽ hủy hoại chức năng, làm cho người bệnh thấy đau đớn, thậm chí là tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Bệnh Crohn và viêm loét đại trực tràng chảy máu được xem là hai loại bệnh viêm ruột mãn tính. 

Viêm đường ruột là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở một hoặc nhiều phần của đường tiêu hóa

Viêm đường ruột là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở một hoặc nhiều phần của đường tiêu hóa

Tại sao việc tầm soát định kỳ lại quan trọng đối với người bị viêm ruột?

Viêm đường ruột nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ra bệnh viêm ruột mãn tính như:

  • Viêm ruột kết gây loét: Căn bệnh viêm ở ruột già, thường gây loét nặng nhất ở vùng trực tràng, gây ra tiêu chảy thường xuyên, đi ngoài ra máu hoặc nước nhầy nếu ruột kết bị tổn thương.
  • Bệnh Crohn: Xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên hệ thống tiêu hóa nhưng ảnh hưởng nhiều nhất là phần cuối của ruột non. Bệnh gây viêm ăn sâu vào các lớp của thành ruột, nghiêm trọng hơn nhiều so với viêm ruột kết, ảnh hưởng tới toàn bộ thành ruột và gây loét. 

Ngoài ra, bệnh viêm đường ruột còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: 

  • Tắc nghẽn đường ruột: Bệnh sẽ làm thành ruột dày lên, làm lòng ruột bị thu hẹp ngăn cản dòng chảy ống tiêu hóa. Tình trạng này tái diễn nhiều lần sẽ phải cắt bỏ phần ruột viêm. 
  • Suy dinh dưỡng: Xuất hiện các triệu chứng tiêu chảy, táo bón gây cản trở việc hấp thu chất dinh dưỡng, khiến người bệnh sụt cân nhanh và cơ thể mệt mỏi. 
  • Ung thư: Gia tăng nguy cơ ung thư ruột kết, lây lan sang cả trực tràng, thậm chí là gây ung thư hậu môn. 

Viêm đường ruột không được điều trị kịp thời dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Viêm đường ruột không được điều trị kịp thời dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Các dấu hiệu và triệu chứng trong đợt bùng phát viêm đường ruột

Khi viêm đường ruột bùng phát, người bệnh thường cảm thấy rất khó chịu và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Tiêu chảy: Đây là triệu chứng phổ biến nhất, phân có thể lỏng, có máu hoặc nhầy. Tần suất đi tiêu tăng lên đáng kể từ 20 lần/ngày trở nên. 
  • Táo bón: Ngược lại với tiêu chảy, một số người bệnh có thể bị táo bón hoặc tình trạng táo bón xen kẽ với tiêu chảy. Ở bệnh Crohn, táo bón xảy ra là kết quả của sự tắc nghẽn một phần nào đó trong ruột.
  • Sốt, mệt mỏi, sụt cân: Đây là những dấu hiệu của bệnh viêm ruột do thiếu ăn, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng và mất nước vì viêm ruột mãn tính. 
  • Triệu chứng khác: Viêm nhiễm ở các khớp, mắt, gan và da. Nếu người trẻ bị mắc bệnh sẽ bị chậm lớn. 

Tiêu chảy là triệu chứng phổ biến nhất của viêm đường ruột

Tiêu chảy là triệu chứng phổ biến nhất của viêm đường ruột

Phương pháp điều trị viêm đường ruột phổ biến

Việc điều trị viêm đường ruột phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại viêm đường ruột, mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây bệnh. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị mà chỉ chủ yếu là giúp giảm nhẹ triệu chứng và hạn chế xảy ra biến chứng. 

Đối với biểu hiện tiêu chảy, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn bù đủ nước và điện giải bằng dung dịch hỗn hợp của nước với natri, muối và kali để tránh tình trạng mệt mỏi kéo dài. Nếu bị tiêu chảy cấp thì cần truyền dịch tĩnh mạch và uống thuốc theo chỉ định bác sĩ, đi kèm với nhập viện để theo dõi. 

Những ca viêm loét đại tràng mức độ nhẹ thì có thể điều trị ngoại trú, nặng thì điều trị ở bệnh viện. Do bệnh viêm loét đại tràng có diễn biến khá phức tạp và nguy cơ tái phát cao nên cần tuân thủ chặt chẽ theo quy định của bác sĩ.

Nếu bị tiêu chảy cấp thì cần truyền dịch tĩnh mạch và uống thuốc theo chỉ định bác sĩ

Nếu bị tiêu chảy cấp thì cần truyền dịch tĩnh mạch và uống thuốc theo chỉ định bác sĩ

Đề xuất các cách phòng ngừa bệnh viêm đường ruột

Tuy không thể hoàn toàn ngăn ngừa, nhưng chúng ta có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh bằng cách áp dụng những biện pháp sau:

  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với động vật.
  • Lau chùi nhà cửa thường xuyên, đặc biệt là nhà bếp và nhà vệ sinh.
  • Không uống nước chưa đun sôi hay các nguồn nước không đảm bảo vệ sinh như nước giếng, nước suối. 
  • Không dùng cùng dụng cụ chế biến đồ ăn sống và đồ ăn chín với tôi. 
  • Chỉ ăn thực phẩm được nấu chín kỹ và được bảo quản cẩn thận trong tủ lạnh.
  • Hạn chế uống rượu bia, chất kích thích và hút thuốc lá. 

Hạn chế uống rượu bia để phòng ngừa bệnh viêm đường ruột

Hạn chế uống rượu bia để phòng ngừa bệnh viêm đường ruột

Như vậy, qua bài viết trên bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc “Tầm soát định kỳ khi bị viêm ruột có cần thiết hay không?”. Bệnh viêm ruột nếu để lâu sẽ gây hại lớn đến sức khỏe nên bạn cần đặt lịch khám định kỳ để chẩn đoán tình trạng bệnh chính xác nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì thì liên hệ ngay với Chi Bach Pharma để được hỗ trợ, giải đáp tận tình nhé!

Việc tầm soát định kỳ cho người bị viêm đường ruột là vô cùng cần thiết để phát hiện sớm các biến chứng nguy hiểm như viêm loét, tắc nghẽn đường ruột, hay thậm chí là ung thư. Bằng cách thăm khám định kỳ, người bệnh có thể kiểm soát tình trạng viêm, hạn chế biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống một cách đáng kể.

Đang xem: Bệnh nhân viêm đường ruột có cần tầm soát định kỳ không?

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng