Bị tiêu chảy kéo dài có nguy hiểm đến sức khỏe không?

Tiêu chảy kéo dài là tình trạng tiêu chảy xảy ra liên tục trong thời gian dài, gây ra mất nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị tiêu chảy kéo dài, hãy đọc các thông tin hữu ích dưới đây.

DS. Ngô Thuỳ Chi, CEO
Tư vấn chuyên môn bài viết DS. Ngô Thuỳ Chi, CEO

Xem chi tiết
Bị tiêu chảy kéo dài có nguy hiểm đến sức khỏe không?

Tiêu chảy là hiện tượng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em. Bệnh có nhiều nguyên nhân khác nhau nếu tiêu chảy kéo dài không được khắc phục sớm sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe. Vậy nên ngoài việc phòng ngừa, theo dõi trong suốt quá trình bệnh cũng vô cùng quan trọng.

Thế nào là mắc chứng tiêu chảy kéo dài

Tiêu chảy kéo dài xảy ra ở bất cứ đối tượng nào 

Tiêu chảy là hiện tượng đi ngoài phân lỏng, nhiều nước hơn bình thường hoặc phân toàn nước, một ngày đi ngoài trên 3 lần. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường đi ngoài hơn 3 lần/ ngày nhưng phân nát hoặc sệt thì không phải tiêu chảy. Tiêu chảy là bệnh truyền nhiễm cấp tính dễ gặp ở mọi đối tượng, độ tuổi nào và phổ biến nhất là trẻ em dưới 5 tuổi. Với những trường hợp tiêu chảy nhẹ có thể hết trong 1 - 2 ngày, đối với những trường hợp diễn biến xấu và kéo dài khi đó người bệnh đã bị tiêu chảy kéo dài. Tiêu chảy kéo dài thường trên 14 ngày và được phân thành 2 loại: Tiêu chảy mãn tính và tiêu chảy cấp tính.
  • Tiêu chảy cấp tính: thời gian kéo dài của bệnh khoảng 2 tuần
  • Tiêu chảy mãn tính: thời gian bệnh dai dẳng từ 3 - 4 tuần
Thời tiết giao mùa ẩm, nóng là điều kiện vô cùng thuận lợi cho các virus, vi khuẩn bùng phát dẫn đến tiêu chảy kéo dài. Bệnh có thể lây lan một cách nhanh chóng, dẫn đến dịch nhất là ở những nơi đông người. Bệnh lây theo đường tiêu hóa qua nước, thức ăn bị nhiễm khuẩn. Trẻ em bị tiêu chảy có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, thậm chí nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến tử vong.
 

Xem thêm: Nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy là gì?

Nguyên nhân tiêu chảy kéo dài

Tiêu chảy kéo dài có nhiều nguyên nhân gây ra và thường chia thành 2 nguyên nhân chủ yếu: nhiễm khuẩn và không nhiễm khuẩn. Tiêu chảy do nhiễm khuẩn là do một số loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể từ đồ uống, thực phẩm nhiễm bẩn như vi khuẩn Campylobacter, Escherichia coli, Shigella, Salmonella,...hay một số loại virus như Herpes, Norwalk, Rota, Cytomegalo,...Bên cạnh đó cũng có thể gây ra bởi một số loại ký sinh trùng đường ruột và ký sinh trùng hệ tiêu hóa như Cryptosporidium, Giardia lamblia, Entamoeba histolytica,... 
Theo CDC Hoa Kỳ có đến 88% trường hợp tử vong liên quan đến tiêu chảy do vệ sinh không đầy đủ, nguồn nước không đảm bảo. Trong đó rotavirus là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tiêu chảy cấp và khoảng 40% người nhập viện vì tiêu chảy thường là trẻ em dưới 5 tuổi. 
 

Ăn thực phẩm bẩn có nguy cơ mắc tiêu chảy kéo dài 
 
Tiêu chảy do không nhiễm khuẩn xảy ra ở một số người có cơ địa không thể tiêu hóa được một số thành phần có trong thức ăn như không dung nạp được lactose, dị ứng thức ăn, tác dụng phụ của thuốc hay phản ứng của một số loại thuốc như thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc kháng sinh, thuốc chống acid dạ dày chứa magnesium. Bên cạnh đó các bệnh về đường ruột như viêm ruột, bệnh đường tiêu hóa tổn thương ở ruột non và ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng, rối loạn chức năng co bóp ruột,...cũng dẫn đến  gây ra tiêu chảy. Tùy từng nguyên nhân người bệnh có thể mắc một số triệu chứng khác đi kèm như buồn nôn, nôn, sốt, chướng bụng, đau quặn bụng, đi ngoài ra máu,...
 

Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy và cách khắc phục.

Biểu hiện của chứng tiêu chảy trong một khoảng thời gian kéo dài

Tiêu chảy kéo dài là tình trạng khi người bệnh có số lượng phân tăng lên, phân thường có đặc điểm lỏng hơn và thường đi kèm với các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng và mất nước cơ thể. Khi tiêu chảy kéo dài trong một khoảng thời gian, có thể xuất hiện các biểu hiện sau:

  • Tiêu chảy lâu dài: Tiêu chảy kéo dài được định nghĩa là khi người bệnh có hơn 3 lần phân lỏng trong ngày, trong ít nhất 2 tuần.
  • Phân lỏng: Phân có màu sắc thay đổi, thường màu xanh hoặc màu nâu nhạt. Ngoài ra, phân cũng có thể có mùi hôi, bọt và có thể chứa máu hoặc chất nhầy.
  • Tăng tần suất đi ngoài: Người bệnh có thể phải đi ngoài nhiều lần trong ngày, thậm chí đi ngoài vào ban đêm.
  • Đau bụng: Đau và khó chịu trong vùng bụng thường đi kèm với tiêu chảy kéo dài. Đau bụng có thể là nhẹ hoặc nặng, và có thể thay đổi vị trí.
  • Buồn nôn và nôn: Người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn và nôn trong một số trường hợp.
  • Mệt mỏi và suy dinh dưỡng: Tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến mất nước và mất chất điện giải, gây mệt mỏi và suy dinh dưỡng.
  • Triệu chứng khác: Các triệu chứng khác có thể gồm sốt, mất cân, mất nước, khát nước, và mất sức khỏe tổng quát.

Những cách chữa trị bệnh tiêu chảy kéo dài

Bổ sung khoáng chất và một số chất cần thiết 

Tiêu chảy kéo dài sẽ gây ra tình trạng mất nước, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy nên khi bị tiêu chảy kéo dài người bệnh nên đến gặp bác sĩ có chuyên môn để được điều trị đúng cách. Trẻ em dưới 4 tháng tuổi cần được đặc biệt lưu ý: điều chỉnh rối loạn nước trước sau đó mới điều trị nhiễm trùng. 
Điều trị bệnh tiêu chảy kéo dài thường chia thành 2 giai đoạn: 
Điều trị, xử lí ban đầu: các bác sĩ sẽ đánh giá và bù nước theo phác đồ B, C, thực hiện bù nước bằng ORS, trường hợp một số người bệnh không hấp thu được glucose cần bù dịch bằng tĩnh mạch đến khi đáp ứng được ORS, nếu bệnh nghiêm trọng hơn sẽ có bước điều trị ban đầu phức tạp hơn. 
Điều trị đặc hiệu: Các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nhiễm trùng cho bệnh nhân mắc tiêu chảy kéo dài. Soi phân người bệnh để xác định nguyên nhân và điều trị bằng cách dùng thuốc chuyên biệt. Với bệnh nhân tiêu chảy kéo dài do viêm đại tràng mãn tĩnh, thuốc hay dùng để điều trị bao gồm:
  • Dùng kháng sinh đường ruột (Flagyl, Flagentyl, Biceptol,...) và thuốc điều hòa nhu động ruột (Rekalat, Visceralgin, Dobriat…)
  • Bổ sung khoáng chất, vitamin A và một số chất cần thiết khác như: sắt, kẽm, folate, magne,...
  • Theo dõi người bệnh hàng ngày thông qua thân nhiệt, cân nặng, lượng thức ăn ăn vào, số lần tiêu chảy,...để xác định người bệnh có đạt chuẩn xuất viện hay chưa.
Tham khảo thêm: Cách trị đau bụng tiêu chảy cấp tốc mọi người nên tham khảo

Các cách phòng ngừa bệnh tiêu chảy kéo dài

Phòng ngừa tiêu chảy bằng cách rửa tay sau khi đi vệ sinh

  • Dùng nước sạch trong sinh hoạt và ăn uống, đặc biệt là trong chế biến thực phẩm
  • Với trẻ sơ sinh mẹ nên cho bé bú sữa mẹ tối thiểu trong 6 tháng đầu đời
  • Cho bé ăn dặm đúng cách, đầy đủ các chất và đảm bảo vệ sinh
  • Luôn trong chế độ ăn chín uống sôi và không ăn thức ăn ôi thiu
  • Hạn chế ăn quá nhiều thức ăn lên men chua, ủ lâu ngày như cà, dưa…
  • Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, thay tã cho bé, sau khi đi vệ sinh,...
  • Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin trong chương trình tiêm chủng, uống vacxin ngừa tiêu chảy do Rotavirus

Cần gặp bác sĩ lúc nào khi mắc chứng tiêu chảy kéo dài

Thăm khám bác sĩ khi thấy dấu hiệu tiêu chảy không thuyên giảm Đa số các trường hợp tiêu chảy cấp đều tự khỏi và cải thiện trong vài ngày nhưng nếu tình trạng này kéo dài hơn 2 ngày người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được chăm sóc và theo dõi khi:
  • Đi ngoài ra máu, phân đen, hắc ín
  • Sốt cao kéo dài hơn 24 giờ
  • Ỉa chảy hơn 2 ngày
  • Đau bụng dữ dội
  • Nước tiểu màu đậm hoặc ít hơn bình thường
  • Nhức đầu, tim đập nhanh

Kết luận

Hy vọng với chia sẻ trên của Chi Bach Pharma về tiêu chảy kéo dài hữu ích và thiết thực đến các bạn. Tuy nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy kéo dài an toàn và hiệu quả nhất bạn nên tham khảo thêm ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa nhé.

Công ty TNHH Dược phẩm Chi Bách ( Chi Bách Pharma )

Đang xem: Bị tiêu chảy kéo dài có nguy hiểm đến sức khỏe không?

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng