Trung tiện là tình trạng bình thường của cơ thể, tuy nhiên nếu bị trung tiện quá nhiều thì bạn cần cảnh giác. Vậy trung tiện nhiều là bệnh gì? Nguyên nhân là do đâu? Nên áp dụng biện pháp này để khắc phục tình trạng này? Bài viết sau đây của Chi Bach Pharma sẽ giúp bạn có được câu trả lời chính xác nhất.
Trung tiện là gì?
Để hiểu trung tiện nhiều là bệnh gì, chúng ta cùng tìm hiểu thế nào là trung tiện và cơ chế của của tình trạng sinh lý này nhé
Trung tiện là gì
Định nghĩa và cơ chế trung tiện
Trung tiện còn được gọi là đánh rắm, xì hơi hay thả bom. Nó là một hoạt động sinh lý bình thường của con mỗi người. Theo đó thì hiện tượng này là cơ thể sẽ thoát một lượng khí qua hậu môn. Cụ thể, khi cơ thể có nhu cầu trung tiện, hậu môn sẽ mở rộng và cho hơi thoát ra. Hiện tượng này thường phát ra âm thanh và lượng khí này có thể có mùi hoặc không.
Trung tiện sinh lý bình thường và lý do khí hình thành trong đường ruột
Trong một ngày, một người có thể xì hơi trung bình khoảng 5 - 15 lần với khoảng 0.5 lít khí được tống ra ngoài. Thông qua trung tiện thì khí sinh ra trong ruột do quá trình tiêu hoá thức ăn sẽ được loại bỏ. Cùng với đó thì lượng khí tích tụ do nhai, nuốt thức ăn hay khi nói chuyện bị tích tụ trong dạ dày hay đường ruột cũng được thải ra ngoài
Trung tiện là sinh lý bình thường và nguyên nhân khí hình thành trong ruột
Nguyên nhân gây trung tiện nhiều lần trong ngày
Muốn biết trung tiện nhiều là bệnh gì, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân khiến cơ thể trung tiện nhiều lần trong ngày
Thói quen ăn uống và sinh hoạt
Những thói quen kém lành mạnh khi ăn uống, sinh hoạt như ăn nhiều thức ăn nhanh, các thực phẩm được chế biến sẵn, thức ăn khó tiêu, hút thuốc lá, uống nước có gas, nhai kẹo cao su, thiếu cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, thường bị căng thẳng, stress,... có thể làm bạn đi trung tiện nhiều hơn bình thường.
Thói quen ăn uống thiếu khoa học có thể gây ra trung tiện nhiều lần
Tác dụng phụ của thuốc
Trung tiện nhiều lần trong ngày cũng có thể do bạn đang sử dụng thuốc điều trị bệnh. Một số loại thuốc như thuốc trị tiêu chảy, thuốc trị táo bón, thuốc điều trị ung thư, thuốc nhuận tràng, thuốc trị nấm,... chính là nguyên nhân gây ra trung tiện nhiều lần.
Tác dụng phụ của thuốc khiến cơ thể mắc trung tiện nhiều lần
Trong đó còn có một số thuốc có thể khiến bạn trung tiện ngoài ý muốn, phổ biến nhất có lẽ là kháng sinh. Thuốc kháng sinh có thể làm chết một số vi khuẩn lành mạnh của đường tiêu hoá, gây rối loạn tiêu hoá dẫn đến triệu chứng khó chịu, đầy hơi, táo bón.
Bệnh lý liên quan
Bên cạnh thói quen ăn uống, tác dụng của thuốc thì một số bệnh lý cũng khiến bạn đánh rắm nhiều có thể kể đến như
Một số bệnh lý khiến cơ thể trung tiện nhiều lần
Táo bón:
Đây là tình trạng phân tích tụ trong đại trạng quá nhiều và không thể thoát ra ngoài và bị phân huỷ bởi các vi khuẩn tại đây. Cũng từ đó, lượng khí hơi gây trung tiện sẽ bị giải phóng ra nhiều lần hơn trong ngày.
Hội chứng ruột kích thích:
Đây cũng là một trong các bệnh lý gây xì hơi nhiều và kèm theo mùi khó chịu. Không những thế, bạn còn có thể bị đau bụng, táo bón, tiêu chảy,...
Hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng:
Khi bạn ăn quá ít chất xơ hoặc dùng nhiều thuốc kháng sinh có thể khiến hệ sinh đường ruột mất cân bằng. Đây là nguyên nhân phổ biến khiến bạn gặp phải tình trạng quá nhiều lần trong ngày.
Không dung nạp lactose:
Không dung nạp lactose là do ruột non không thể sản xuất đủ lượng enzyme lactase để có thể phân huỷ được những thực phẩm có thành phần lactose. Và khi bạn dùng các thực phẩm này thì hàm lượng lactose dư thừa sẽ không được ruột non hấp thụ hết sẽ đến ruột già. Sau đó, vi khuẩn ở đây sẽ lên men và tạo ra khí metan, khiến khí thoát qua hậu môn nhiều lần kèm theo mùi khó chịu.
Khi nào trung tiện có thể là dấu hiệu bệnh lý?
Khi đã hiểu trung tiện nhiều là bệnh gì thì dưới đây là những dấu hiệu cho thấy việc trung tiện nhiều là một bệnh lý mà bạn cần lưu ý
Khi nào trung tiện có thể là dấu hiệu bệnh lý
Tiêu hóa thức ăn kém
Không tiêu hoá thức ăn hay còn gọi là triệu chứng ăn không tiêu. Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng đầy hơi và trung tiện quá mức. Điển hình nhất có thể kể đến là không dung nạp gluten và lactose. Không những thế, người đang mắc chứng Celiac cũng thường xuất hiện triệu chứng ợ hơi hay trung tiện.
Thực phẩm giàu chất xơ
Mặc dù rất tốt cho sức khỏe nhưng các thực phẩm giàu chất xơ có thể làm chậm quá trình lên men hay phân huỷ trong hệ tiêu hoá. Và quá trình lên men sẽ tạo ra khí. Một số trường hợp khác, thực phẩm giàu chất xơ còn có mùi đặc biệt và mùi này có thể khiến trung tiện có mùi khó chịu.
Táo bón
Táo bón là do phân bị tích tụ trong ruột già hay đại tràng và không thoát được ra ngoài cũng như tích tụ lượng khí có mùi. Điều này có thể là do uống một loại thuốc, do chế độ ăn uống hay một số nguyên nhân sinh học khác. Lượng khí dư thừa này sẽ khiến bụng đầy hơi và khó chịu. Và khi lượng khí này được xả ra thì sẽ rất nặng mùi.
Loạn khuẩn đường ruột
Đôi khi lượng vi khuẩn trong hệ tiêu hóa thường mất cân bằng, có thể gây ra tình trạng nhiễm khuẩn. Nguyên nhân này có thể dẫn đến tình trạng trung tiện nhiều, mùi nặng, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, sốt, mệt mỏi,... Lúc này, người bệnh cần đến bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.
Ung thư đại tràng
Mặc dù không phổ biến nhưng trong một số trường hợp xì hơi có mùi hôi nặng là dấu hiệu cảnh báo ung thư đại tràng. Các khối u sẽ làm tắc nghẽn gây ra một lượng khí tích tụ bên trong ruột. Một dấu hiệu cảnh báo sớm nhất là khi đã thay đổi chế độ ăn uống và dùng thuốc mà các triệu chứng trung tiện nặng mùi không được giảm bớt. Lúc này, bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có được phương pháp điều trị phù hợp.
Khắc phục tình trạng trung tiện nhiều lần trong ngày
Khi đã hiểu trung tiện nhiều là bệnh gì cũng như các nguyên nhân khiến bạn trung tiện nhiều lần trong ngày, bạn nên bỏ túi các biện pháp khắc phục tình trạng này để cải thiện lâu dài
Các biện pháp và thay đổi thói quen để giảm trung tiện
Bạn nên duy trì chế độ ăn uống phù hợp với hàm lượng chất dinh dưỡng cân bằng. Đồng thời, bạn cũng nên thay đổi thói quen ăn uống theo hướng lành mạnh và tích cực hơn, cụ thể:
Các biện pháp và thay đổi thói quen để giảm trung tiện
- Bạn nên ăn chậm và nhai kỹ hơn, tránh việc vừa ăn vừa trò chuyện hay cười đùa
- Ăn các sản phẩm có đường ở mức vừa phải, hạn chế các loại đồ uống có gas
- Bổ sung thêm các loại rau củ, bắp cải, bông cải xanh, trái cây tươi,...
- Tránh nhai kẹo cao su quá nhiều
- Ngừng hút thuốc
- Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu, stress,...
- Thường xuyên tập thể dục, thể thao và các hoạt động thể chất
Lời khuyên để tránh đầy hơi và khí thải quá mức
Các chuyên gia thường khuyên bạn nên ăn chậm, nhai kỹ, tránh các thực phẩm gây khó tiêu, thực phẩm gây dị ứng, khó dung nạp, thực phẩm tự nhiên nặng mùi, các loại đồ uống có gas,... Và cần cung cấp đủ lượng nước cho cần thiết cho cơ thể.
Lời khuyên để tránh đầy hơi và khí thải quá mức
Ngoài ra, bạn cũng cần thăm khám sức khỏe định kỳ theo khuyến cáo của các chuyên gia. Không những thế, khi có bất kỳ hiện tượng bất thường về đường tiêu hoá như trung tiện, tiểu tiện, đại tiện,... thì phải đến gặp bác sĩ để thăm khám và tìm ra nguyên nhân càng sớm càng tốt.
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Các biện pháp vừa kể trên có thể giúp bạn giảm thiểu tình trạng trung tiện nhiều lần trong một ngày. Tuy nhiên, nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà các dấu hiệu này không được cải thiện thì hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Vì như thế sẽ giúp bạn tìm được nguyên nhân cụ thể và phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Từ các chia sẻ trên, hy vọng bạn đã hiểu được trung tiện nhiều là bệnh gì cũng như các nguyên nhân và biện pháp để khắc phục. Và để nhận được khuyến cáo từ các chuyên gia và tìm được dược phẩm phù hợp nhất thì hãy gọi cho Chi Bach Pharma nhé!
Trung tiện nhiều có thể do thói quen ăn uống không lành mạnh, tác dụng phụ của thuốc hoặc các bệnh lý như táo bón, hội chứng ruột kích thích, không dung nạp lactose,... Để giảm trung tiện, nên ăn chậm, nhai kỹ, tránh đồ uống có gas và thực phẩm khó tiêu, đồng thời cân bằng công việc và nghỉ ngơi để giữ hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.