Viêm ruột mãn tính: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị bệnh

Viêm ruột mãn tính, gồm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng, gây tiêu chảy, đau bụng và đi đại tiện có máu. Nguyên nhân có thể do phản ứng tự miễn, di truyền hoặc nhiễm virus như Salmonella, E. coli, và Shigella. Chẩn đoán qua xét nghiệm máu, phân, nội soi, chụp CT và sinh thiết. Điều trị tập trung vào giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng, bao gồm bổ sung nước, điện giải, truyền dịch và dùng thuốc. Để phòng ngừa, duy trì vệ sinh, tập thể dục và chế độ dinh dưỡng phù hợp là cần thiết.
DS. Ngô Thuỳ Chi, CEO
Tư vấn chuyên môn bài viết DS. Ngô Thuỳ Chi, CEO

Xem chi tiết
Viêm ruột mãn tính: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị bệnh

Bệnh viêm ruột tà tên gọi chung của bệnh Crohn và viêm đại tràng thể loét, là một tình trạng luân phiên tái phát và thuyên giảm, được đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính nằm tại các vị trí khác nhau trong đường tiêu hóa, dẫn đến triệu chứng tiêu chảy và đau bụng. Để hiểu được nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị của bệnh viêm ruột mãn tính, mời các bạn cùng Chi Bach Pharma tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

viêm ruột mãn tính

Viêm ruột mãn tính: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị bệnh

Khái quát về bệnh viêm ruột mãn tính

Bệnh viêm ruột là triệu chứng viêm mạn tính của đường ruột, bao gồm 2 nhóm bệnh chính là bệnh Crohn (viêm ruột từng vùng) và viêm loét đại tràng.

Bệnh Crohn gây ảnh hưởng đến bất kỳ thành phần nào của đường tiêu hóa, trong đó phổ biến nhất là phần cuối ruột non (hồi tràng) và đầu đại tràng, thậm chí là toàn bộ độ dày của thành ruột. Đặc biệt, bệnh Crohn gây ra biến chứng khiến đường tiêu hóa gần như bị “suy tàn” như trường hợp rò ruột, dính hay thủng ruột, bị tái đi tái lại nhiều lần. Triệu chứng dễ thấy nhất của bệnh Crohn là đau bụng mạn tính, tiêu chảy, sụt cân.

Bệnh viêm loét đại tràng chỉ tác động đến vùng đại tràng. Viêm loét đại tràng thường khởi phát từ trực tràng tiến dần lên trên với tổn thương nối tiếp liên tục. Triệu chứng đặc trưng nhất của người bệnh viêm loét đại trực tràng thường là đi đại tiện có máu.

Nguyên nhân gây nên chứng bệnh viêm ruột mãn tính

Nguyên nhân cụ thể gây nên bệnh viêm ruột mãn tính vẫn chưa được xác định. Thực phẩm, thói quen hút thuốc lá cùng các vấn đề về sức khỏe tâm thần không phải là nguyên nhân chính gây bệnh. Tuy nhiên, đây là những yếu tố làm gia tăng mức độ nghiêm trọng, kích thích bệnh nhanh tiến triển.

Hơn nữa, chứng bệnh này được phân loại vào bệnh tự miễn, đồng nghĩa với việc bệnh xuất hiện do phản ứng tự miễn của cơ thể gây ra.

Một vài nguyên nhân khác được cho là căn nguyên gây bệnh viêm ruột mạn tính gồm:

- Miễn dịch:

Viêm ruột mạn tính là kết quả của việc hệ thống miễn dịch suy yếu. Có thể do hệ thống miễn dịch đã phản ứng không chính xác với các tác nhân môi trường (như virus, vi khuẩn, thuốc hoặc thức ăn,…) gây viêm đường tiêu hóa.

- Di truyền:

Theo các nghiên cứu, có khoảng 5% đến 20% những người mắc bệnh lại có người thân thế hệ thứ nhất (chẳng hạn như cha mẹ, con cái hay anh chị em ruột) mắc bệnh này.

- Do virus:

Bệnh viêm ruột còn có thể bị mắc do virus. Một số loại virus phổ biến thường gây viêm ruột là:

  • Salmonella: loại vi khuẩn thường gây ra các bệnh như thương hàn, phó thương hàn, ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng máu và viêm ruột.

  • E. coli: tồn tại chủ yếu trong hệ thống đường ruột. Khi cơ thể xuất hiện vấn đề tạo ra điều kiện thích hợp, chúng sẽ sản xuất độc tố gây tiêu chảy ở người và gia súc.

  • Staphylococcus aureus: vi khuẩn tụ cầu vàng thường gây nhiều bệnh lý nhiễm trùng khác nhau như bệnh chốc lở. Khi chúng xâm nhập vào máu sẽ gây nhiễm khuẩn huyết; khi xâm nhập vào phổi thì gây viêm phổi.

  • Campylobacter jejuni: Bệnh viêm ruột do C. jejuni thường gây tiêu chảy cấp ở người, đặc biệt ở trẻ em và khách du lịch khi từ các nước phát triển đến các nước nhiệt đới.

  • Shigella: chúng được xem là tác nhân hàng đầu gây bệnh tiêu chảy trên toàn thế giới.

viêm ruột mãn tính

Nguyên nhân gây nên chứng bệnh viêm ruột mãn tính

Xem thêm sản phẩm liên quan: Gelsectan 30 viên giúp giảm và phòng ngừa IBS

Những triệu chứng thường thấy của bệnh viêm ruột mạn tính

Triệu chứng hay gặp nhất của bệnh này là tiêu chảy, đôi khi kèm máu, người bệnh có cảm giác đau bụng từ nhẹ đến nghiêm trọng.

Ngoài tiêu chảy, người bị viêm ruột mạn tính còn có thể gặp tình trạng táo bón. Đây là do kết quả của sự tắc nghẽn tại một phần nào đó của ruột. Nếu viêm ruột kết gây loét, táo bón còn có thể là triệu chứng của viêm trực tràng.

Ở một số người, dấu hiệu sốt, kiệt sức, chán ăn bất ngờ, chảy máu hay bị tiết ra dịch nhầy ở trực tràng cũng là dấu hiệu của bệnh viêm ruột.

Một số dấu hiệu viêm nhiễm có thể gặp: ở mắt gây viêm thượng củng mạc hoặc viêm màng bồ đào; ở da gây nên hồng ban nút, viêm da hoại thư hoặc loét chân; biểu hiện ở gan mật gây vàng da tắc mật; nếu biểu hiện hệ máu gây thiếu máu…

viêm túi thừa manh tràng

Những triệu chứng thường thấy của bệnh viêm ruột mạn tính

Xem thêm: Phòng ngừa viêm túi thừa manh tràng như thế nào?

Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm ruột mạn tính

Quy trình chẩn đoán bệnh viêm ruột mạn tính gồm 3 bước: Chẩn đoán xác định, sau đó đến chẩn đoán phân biệt và chẩn đoán biến chứng.

Bước 1. Chẩn đoán xác định 

Đầu tiên, bác sĩ dựa trên những triệu chứng lâm sàng mà người bệnh có để đưa ra đánh giá chung. Sau đó, người bệnh thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để có thể đưa ra kết luận đúng.

Những hoạt động chẩn đoán cận lâm sàng của bệnh viêm ruột mạn tính từng vùng gồm:

- Xét nghiệm máu: Kiểm tra tốc độ máu lắng và protein phản ứng, thêm vào đó là các yếu tố viêm và kết quả hóa sinh máu.

- Xét nghiệm phân: Kiểm tra ký sinh trùng, bạch cầu, hồng cầu và procaltectin trong phân.

- Nội soi dạ dày và đại tràng: để tiếp cận phần bị tổn thương trực tiếp trên đường tiêu hóa trên và dưới, sinh thiết thêm các tổn thương nghi ngờ để giúp chẩn đoán chính xác triệu chứng.

- Chụp transit ruột non có cản quang: Phương pháp chẩn đoán qua hình ảnh, cho bác sĩ thấy những phần tổn thương của ruột non như lát đá hay đoạn ruột chít hẹp.

- Chụp CT để xác định có các biến chứng như áp xe ổ bụng hay không, có xuất hiện đường rò trong ruột – bàng quang hay ruột – niệu quản…

- Giải phẫu bệnh: giúp bác sĩ phân tích các tế bào viêm ở phần tổn thương sinh thiết từ nội soi để giúp chẩn đoán chính xác bệnh.

Bước 2: Chẩn đoán phân biệt

Tiếp đến, từ kết quả từ chẩn đoán xác định, bác sĩ đưa ra chẩn đoán phân biệt bệnh Crohn với hai nhóm bệnh chính, đó là bệnh ruột non vùng hồi manh tràng cùng các bệnh đại tràng liên quan khác.

Bước 3: Chẩn đoán biến chứng

Cuối cùng là chẩn đoán chính xác bệnh qua việc kết hợp các phương tiện, đánh giá mức độ lẫn biến chứng của người bệnh. Những biến chứng người bệnh có thể gặp là:

  • Thủng, rò hay áp xe ruột

  • Hẹp đường ruột

  • Các bệnh lý quanh trực tràng như rò, trĩ, da thừa…

  • Ung thư hóa trong giai đoạn sau của bệnh.

viêm ruột mãn tính

Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm ruột mạn tính

Xem thêm: Triệu chứng và mức độ nguy hiểm của viêm đại tràng

Các cách điều trị viêm ruột mạn tính

Bệnh viêm ruột hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Các phương pháp điều trị chủ yếu sẽ tập trung điều trị triệu chứng, giảm thiểu các nguy cơ xảy ra biến chứng.

Đối với triệu chứng bị tiêu chảy, cơ thể mất nước trầm trọng, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh được bổ sung thêm nước bằng dung dịch điện giải (hợp chất của nước với natri, muối và kali). Nếu bệnh nhân tiêu chảy cấp, họ cần được truyền dịch theo đường tĩnh mạch, đồng thời uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc nhập viện.

Tùy theo từng giai đoạn mà tình trạng của mỗi bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ cho đơn thuốc điều trị thích hợp. Các ca viêm loét đại tràng thể nhẹ thì có thể điều trị ngoại trú, những trường hợp nặng phải nhập viện. Điều trị bệnh viêm ruột mạn tính phức tạp và rất dễ tái phát, đòi hỏi người bệnh phải nhất thiết hợp tác theo chỉ định của bác sĩ.

viêm ruột mãn tính

Các cách điều trị viêm ruột mạn tính

Xem thêm: Phòng ngừa viêm đại tràng giả mạc hiệu quả

Các câu hỏi thường gặp về bệnh viêm ruột mãn tính

1. Bệnh viêm ruột mãn tính có lây không?

Bệnh này không thể lây nhiễm từ người sang người. Dù với bất kỳ nguyên nhân bị mắc bệnh nào thì viêm ruột mãn tính cũng không lây sang người khác, thậm chí qua đường tình dục.

2. Viêm ruột mãn tính có phẫu thuật được không?

Nếu thuốc không làm giảm được tình trạng bệnh, lâu dần ruột có thể bị tổn thương làm cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Vào một thời điểm nào đó trong đời, người bệnh cần phẫu thuật để loại bỏ các vùng ruột bị tổn thương do viêm kéo dài.

3. Cần làm gì để phòng ngừa bệnh viêm ruột mãn tính?

Việc thay đổi thói quen sống, từ giữ gìn vệ sinh môi trường sống, luyện tập thể dục thường xuyên, xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp… sẽ hạn chế được nguy cơ mắc bệnh.

Là một Công ty THHH chuyên phân phối dược phẩm đa quốc gia, Chi Bach Pharma hướng tới tương lai vì sức khoẻ cộng đồng thông qua việc phát triển và phân phối các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ. 

Thông qua các kênh trực tuyến và trực tiếp, phục vụ cho cả khách hàng B2B (bán buôn, bán lẻ) và B2C (Trực tiếp đến người tiêu dùng), các sản phẩm chất lượng của chúng tôi được đến tay với ngày càng đông đảo người tiêu dùng. Thuốc và thiết bị y tế của Chi Bach Pharma đã được áp dụng trong quá trình điều trị các loại bệnh nói chung, bệnh viêm ruột mãn tính nói riêng nhằm cải thiện tình trạng bệnh.

Với sứ mệnh cao cả và tầm nhìn rộng lớn, hãy tham gia cùng chúng tôi vì một tương lai khỏe mạnh và tốt đẹp cho thế hệ của chúng ta.

Viêm ruột mãn tính, gồm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng, gây tiêu chảy, đau bụng và đi đại tiện có máu. Nguyên nhân có thể do phản ứng tự miễn, di truyền hoặc nhiễm virus như Salmonella, E. coli, và Shigella. Chẩn đoán qua xét nghiệm máu, phân, nội soi, chụp CT và sinh thiết. Điều trị tập trung vào giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng, bao gồm bổ sung nước, điện giải, truyền dịch và dùng thuốc. Để phòng ngừa, duy trì vệ sinh, tập thể dục và chế độ dinh dưỡng phù hợp là cần thiết.

Đang xem: Viêm ruột mãn tính: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị bệnh

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng