Tự kỷ ám thị: Khái quát, nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Tự kỷ ám thị là một khái niệm phức tạp trong lĩnh vực tâm lý học, đặc biệt là trong cộng đồng người tự kỷ. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tự kỷ ám thị là gì, những đặc điểm cơ bản của nó và cách nhận biết các triệu chứng liên quan. Hãy cùng khám phá và tìm hiểu thêm về vấn đề này để có cái nhìn tổng quan và chi tiết hơn về tự kỷ ám thị.

DS. Lê Quốc Tuấn, Dược sĩ chuyên môn
Tư vấn chuyên môn bài viết DS. Lê Quốc Tuấn, Dược sĩ chuyên môn

Xem chi tiết
Tự kỷ ám thị: Khái quát, nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua khái niệm tự kỷ ám thị trong đó không ít người nhầm lẫn tự kỷ và tự kỷ ám thị là giống nhau. Tuy nhiên đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về tự kỷ ám thị, Chi Bach Pharma đã tổng hợp ở bài viết dưới đây.

Khái quát Tự kỷ ám thị là gì?

Tự kỷ ám thị là hội chứng thuộc dạng rối loạn tâm thần nhưng nó không hoàn toàn có hại. Tự kỷ ám thị hay còn được gọi với tên khác là tự thôi miên hoặc tự tâm niệm với bản thân tức là tự tưởng tượng làm mờ khả năng tư duy cũng như nhận thức. Tự kỷ ám thị được ví như sợi dây kết nối giữa ý thức tạo ra tư duy với vùng tiềm thức tạo nên hành vi con người, người bệnh sẽ suy nghĩ vấn đề gì đó và có xu hướng tự thuyết phục bản thân tin vào những điều này. 
Nếu biết cách vận dụng và điều khiển tình trạng này người mắc tự kỷ ám thị sẽ lạc quan, có niềm tin hơn vào cuộc sống. Một số người trẻ bị tự kỷ ám thị cần được hỗ trợ từ gia đình và môi trường xung quanh trong đời sống hàng ngày, một số khác ít cần hỗ trợ hơn và một vài trường hợp có thể sống độc lập mà không cần phụ thuộc vào cộng đồng xung quanh.
Xem thêm: Tự kỷ là gì? Có chữa khỏi được không?

Tự kỷ ám thị có phải là bệnh không?

Tự kỷ ám thị không phải bệnh, rất nhiều nhà khoa học trên thế giới áp dụng hiện tượng này như một phương pháp khoa học nhằm góp phần chữa trị một số vấn đề về tâm lý hoặc tạo động lực trong đời sống giúp cải thiện tinh thần và ý chí một cách hiệu quả.

Nguyên nhân dẫn đến chứng tự kỷ ám thị

Những người hay suy nghĩ, thu hẹp dễ dẫn đến rối loạn 

Các chuyên gia chỉ ra 2 nguyên nhân dẫn đến chứng tự kỷ ám thị như sau: Nguyên nhân thực thể: Thường gặp ở những người hay suy nghĩ, có lối sống thu hẹp và khép kín dẫn tới việc họ tự điều khiển suy nghĩ, nhận thức và lâu dần gây ra rối loạn. Một số trường hợp não xuất hiện tổn thương tác động xấu đến các notron thần kinh, khi những tổn thương này không được điều trị chúng càng trở nên trầm trọng, lâu dần khiến suy nghĩ trở nên lệch lạc. 
Nguyên nhân tâm thần: Khi một người liên tục nhủ và thuyết phục bản thân tin một điều gì đó, lâu dần chúng sẽ trở thành chân lý. Đặc biệt khi họ tự lừa dối bản thân bằng những suy nghĩ lạc lối, tự thuyết phục mình tin điều đó là đúng thì đến một ngày những sai lầm này sẽ là sự thật hiển nhiên.
Tìm hiểu thêm: Người bị mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ có nguy hiểm không?

Người bị chứng tự kỷ ám thị thường có biểu hiện gì?

Người mắc tự kỷ ám thị hay suy nghĩ, lo lắng thái quá 
Đa số người bị chứng tự kỷ ám hiệu thường thông qua một số biểu hiện của chứng tự kỷ đi kèm với sự tự thôi miên và ám thị bản thân:
  • Dù là việc nhỏ nhặt, không có ý nghĩa nhưng người bệnh vẫn dành nhiều thời gian để suy nghĩ, lo lắng về chúng
  • Lo lắng thái quá hoặc xuất hiện suy nghĩ bất thường với những việc không có thật
  • Sống khép kín, thu mình và hạn chế tiếp xúc với người khác
  • Khả năng chú ý và tập trung suy giảm mạnh mẽ
  • Dần dần không kiểm soát được suy nghĩ, hành vi và nhận thức của bản thân, trở nên mơ mộng, lúc nào cũng đắm chìm trong suy nghĩ và không quan tâm cuộc sống hàng ngày
  • Thường xuất hiện ảo giác, suy nghĩ hoang tưởng và tin tưởng tuyệt đối vào những điều này
  • Một vài trường hợp bộc lộ năng khiếu về hội họa, ca hát, toán học,...

Các phương pháp tự kỷ ám thị tích cực

Chăm sóc người mắc tự kỷ ám thị 

Người mắc tự kỷ ám thị có khả năng thôi miên, tự điều chỉnh hành vi và suy nghĩ của mình nên trong một vài trường hợp, người bệnh sẽ khai thác được những khả năng tiềm ẩn của bản thân đồng thời biến những suy nghĩ thành động lực tự thúc đẩy bản thân vượt qua giới hạn. Do điều chỉnh được cảm xúc và suy nghĩ nên theo một số nghiên cứu chỉ ra người bệnh có thể tự ngăn ngừa căng thẳng hay bùng phát cảm xúc đột ngột mà tránh được nguy cơ đột quỵ và vượt qua stress. Dưới đây là một số phương pháp chính trong hỗ trợ tự kỷ ám thị tích cực:
  • Tự chăm sóc: Các phương pháp này tập trung vào việc giúp người tự kỷ phát triển các kỹ năng tự chăm sóc cơ bản, bao gồm tự ăn, tự vệ sinh cá nhân và tự quản lý hành vi. Điều này có thể đảm bảo người tự kỷ có khả năng tự lập và độc lập hơn trong cuộc sống hàng ngày.
  • Đào tạo kỹ năng xã hội: Phương pháp này tập trung vào việc giúp người tự kỷ phát triển kỹ năng giao tiếp, tương tác xã hội và kỹ năng xã hội khác. Đào tạo này có thể bao gồm việc sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ như hình ảnh, biểu đồ, hoặc hệ thống kỹ thuật số để hỗ trợ việc giao tiếp và tương tác.
  • Các phương pháp học tập cấu trúc: Các phương pháp này tập trung vào việc cung cấp một môi trường học tập cấu trúc và có trật tự cho người tự kỷ. Điều này bao gồm việc sử dụng lịch trình rõ ràng, hướng dẫn chi tiết và sự định hình rõ ràng của môi trường và quy tắc.
  • Điều trị hành vi ám thị tích cực: Một số người tự kỷ có thể có hành vi ám thị tích cực, chẳng hạn như đập, ném đồ vật hoặc tự làm tổn thương. Điều trị hành vi này thường bao gồm việc tìm hiểu nguyên nhân sau hành vi và sử dụng các phương pháp như kỹ thuật thay thế hành vi, học cách tự điều khiển và quản lý cảm xúc.
  • Hỗ trợ gia đình và giáo dục: Hỗ trợ gia đình và giáo dục là một phần quan trọng trong việc quản lý tự kỷ. Việc cung cấp cho gia đình và người chăm sóc thông tin, hướng dẫn và tư vấn có thể giúp họ hiểu rõ hơn về tự kỷ và cách tương tác và hỗ trợ người tự kỷ một cách tốt nhất.
Góc giải đáp: Bài test trẻ tự kỷ bao gồm những bài như thế nào?

Chứng tự kỷ ám thị có thực sự nguy hiểm?

Tự kỷ ám thị không có hại, nhưng nếu người bệnh không làm chủ được bản thân dẫn đến nhiều tiềm ẩn rủi ro, tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho họ có xu hướng suy nghĩ về những điều tiêu cực, tự nhận thấy bản thân mắc hội chứng bệnh nào đó và luôn tìm cách chữa trị nhưng hoàn toàn không có thật.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi nào cần đưa người mắc tự kỷ ám thị đến gặp bác sĩ? 

Nếu người bệnh tự nhận thấy không kiểm soát được bản thân, không thể tập được những suy nghĩ hay làm chủ được hành động thì hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm lý. Các bác sĩ sẽ xác định xem bạn đang mắc tự kỷ ám thị ở mức độ nào, có những suy nghĩ tiêu cực tích cực nào. Lúc này cần đưa người bệnh khám tổng quát và chữa trị về tâm lý theo phác đồ bác sĩ đưa ra.

Biến chứng nguy hiểm của rối loạn tự kỷ ám thị

Tự kỷ ám thị cũng có mặt tốt nhưng nếu không biết kiểm soát sẽ dẫn đến những biến chứng, tác động xấu như niềm tin không có thật. Người bệnh luôn suy nghĩ về những điều tồi tệ xảy ra với mình và dần dần luôn ở trong tâm trí bạn. Ban đầu người mắc tự kỷ ám thị sẽ tin đó là sự thật và dần mất đi niềm vui, buông xuôi và đạp đổ những thành quả, sự cố gắng của bản thân.

Kết luận

Trên đây là bài viết của Chi Bach Pharma về tự kỷ ám thị. Hy vọng với thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về hội chứng này. Nếu có vấn đề thắc mắc liên quan bạn có thể liên hệ với Chi Bach Pharma để được tư vấn và giải đáp nhé.

Công ty TNHH Dược phẩm Chi Bách (Chi Bach Pharma)

Đang xem: Tự kỷ ám thị: Khái quát, nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng