Đi ngoài ra bọt: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Đi ngoài ra bọt có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây ra và cách chữa trị như thế nào? Cùng Chi Bach Pharma tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị triệu chứng này trong bài viết dưới đây
DS. Ngô Thuỳ Chi, CEO
Tư vấn chuyên môn bài viết DS. Ngô Thuỳ Chi, CEO

Xem chi tiết
Đi ngoài ra bọt: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Có đôi khi chúng ta bị đi ngoài ra bọt và kèm theo một số triệu chứng khó chịu khác. Liệu rằng vấn đề này có nguy hiểm đến sức khỏe hay không? Và đi cầu ra bọt như vậy có phải là triệu chứng của bệnh nguy hiểm hay không? Cùng Chi Bach Pharma nghiên cứu và tìm hiểu nguyên nhân để biết cách chữa trị kịp thời nhé.

Những nguyên nhân dẫn đến đi ngoài ra bọt ở người lớn

Nếu như bắt gặp tình trạng đi ngoài ra bọt thì có khả năng cơ thể của bạn đang chịu một số vấn đề ảnh hưởng khiến cho hệ tiêu hóa phải lên tiếng. Các chuyên gia của Chi Bach Pharma đã phân tích và đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến việc đi ngoài ra bọt như sau:

Nhiễm trùng

Nếu bạn gặp tình huống đi ngoài ra bọt là có thể bạn đang bị nhiễm trùng. Các vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường tiêu hóa cho nên mới có nhiều bọt khí, đây là nguyên nhân khiến cho phân xuất hiện nhiều bọt hơn. Khi bị nhiễm trùng thì người bệnh cũng gặp một số các triệu chứng khác như mệt mỏi, nóng sốt, đầy hơi, xuất hiện các cơn đau co thắt dạ dày và buồn nôn. Các triệu chứng này kéo dài dai dẳng có thể từ 2 đến 6 tuần, khiến cho cơ thể người bệnh mệt mỏi, sụt cân nghiêm trọng.

Nhiễm trùng: Nguyên nhân dẫn đến đi ngoài nhiều bọt

Nhiễm trùng: Nguyên nhân dẫn đến đi ngoài nhiều bọt

Hội chứng ruột kích thích

Khi gặp phải hội chứng ruột kích thích thì người bệnh cũng có thể đi ngoài ra bọt. Ngoài phân có bọt thì người bị hội chứng ruột kích thích có thể xuất hiện thêm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, bị tiêu chảy hoặc táo bón. Nguyên nhân chủ yếu của chứng ruột kích thích có thể do ăn uống, sinh hoạt hoặc vấn đề tâm lý.

Xem thêm: Vì sao uống kháng sinh bị tiêu chảy? Cách chữa trị và phòng ngừa

Phẫu thuật vùng bụng

Nếu người bệnh từng phẫu thuật cắt bỏ 1 phần ruột non hoặc ruột già có thể gây ra hội chứng ruột ngắn, điều này khiến cho chứng tiêu chảy mãn tính xuất hiện kèm theo đó là đi ngoài ra bọt. Tuy nhiên triệu chứng này sẽ giảm và biến mất khi cơ thể hồi phục, cho nên bạn cũng không cần quá lo lắng.

Phẫu thuật vùng bụng cũng gây ra đi ngoài nhiều bọt

Phẫu thuật vùng bụng cũng gây ra đi ngoài ra bọt

Hội chứng ruột ngắn

Có nhiều người dù không phẫu thuật vẫn bị hội chứng ruột ngắn, điều này cũng khiến cho bạn đi ngoài ra bọt. Trong trường hợp này, người bệnh nên chú ý ăn uống điều độ, thăm khám bác sĩ để có liệu trình điều trị dứt điểm hội chứng ruột ngắn và không còn bị đi ngoài có bọt.

Tìm hiểu chi tiết: Vì sao lá ổi trị tiêu chảy được?

Rối loạn tiêu hóa kém hấp thu

Có nhiều người bệnh đi ngoài ra bọt do rối loạn tiêu hóa kém hấp thu. Đây là tình trạng cơ thể không thể hấp thụ hoặc hấp thụ kém các chất dinh dưỡng. Chứng bệnh này có thể đi kèm một số vấn đề như chướng bụng, buồn nôn hoặc chán ăn…

Rối loạn tiêu hóa kém hấp thụ cũng gây nên việc đi ngoài nhiều bọt

Rối loạn tiêu hóa kém hấp thụ cũng gây nên việc đi ngoài ra bọt

Viêm tụy mãn tính

Viêm tụy mãn tính có thể khiến cho tụy bị tổn thương vĩnh viễn, nó khiến cho cơ thể khó tạo ra các hoocmon tuyến tụy và  khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn vì không đủ lượng men cần thiết. Vì vậy nó khiến cho cơ thể cũng không thu được dưỡng chất có trong thức ăn và từ đó dẫn đến việc đi ngoài ra bọt.

Đối với bệnh này thì người bệnh cần chụp quét hình ảnh để có được chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời, cải thiện chức năng tụy và giảm gánh nặng cho đường ruột.

Ba mẹ nên làm gì khi trẻ đi ngoài ra bọt

Khi trẻ có dấu hiệu đi ngoài ra bọt, ba mẹ không nên quá lo lắng nhưng cũng không được chủ quan với các dấu hiệu đầu tiên này mà phải cẩn thận quan sát các triệu chứng khác của trẻ để biết cách xử lý:

Trong trường hợp tình trạng này chỉ xảy ra nhất thời và quay trở lại bình thường sau thời gian 1 – 2 lần sau đó thì có thể đây là tình trạng bình thường ở trẻ không có gì đáng lo ngại

Nếu quan sát thấy trẻ có dấu hiệu đi ngoài ra bọt không thuyên giảm, kèm theo các triệu chứng và trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, quấy khóc thì bố mẹ nên đưa ngay con đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời và có phương án điều trị.

Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu đi ngoài nhiều bọt có biến chứng nặng

Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu đi ngoài nhiều bọt có biến chứng nặng

Những phương pháp điều trị và phòng ngừa chứng đi ngoài ra bọt

Để điều trị và phòng ngừa các chứng đi ngoài ra bọt thì chúng ta cần phòng trừ theo các nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây sẽ là các phương pháp chung để các bạn biết cách điều trị chứng đi cầu ra bọt và phòng ngừa triệu chứng này hiệu quả:

  • Tuân thủ chế độ ăn kiêng lành mạnh, nếu bạn bị bệnh celiac thì tuyệt đối không ăn thực phẩm chứa gluten để hạn chế các triệu chứng đi ngoài ra bọt gây ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Chú ý ăn uống lành mạnh, ăn chín uống sôi và thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm để ngăn chặn các bệnh do thực phẩm mất vệ sinh gây ra
  • Không hút thuốc, rượu bia và ăn uống lành mạnh. Đối với bệnh nhân viêm tụy mãn tính nên ăn ít chất béo, nhiều calo và protein, bổ sung vitamin cho cơ thể
  • Không ăn các đồ ăn thức uống ô nhiễm, không uống nước hồ bơi hay bồn tắm, các khu vực công cộng khác
  • Chú ý bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để điều trị hội chứng ruột ngắn
  • Ngoài ra, để điều trị chứng đi ngoài ra bọt thì chúng ta có thể đến thăm khám bác sĩ và lấy thuốc điều trị dứt điểm để tránh tình trạng này gây khó chịu cho bạn.

Hạn chế và không nên hút thuốc khi bị đi ngoài nhiều bọt

Hạn chế và không nên hút thuốc khi bị đi ngoài ra bọt

Đi ngoài ra bọt: Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu tiêu chảy có bọt ở người lớn hoặc trẻ em xuất hiện trên 2 lần, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và chẩn đoán bệnh nhanh chóng nhất. Ngoài ra, khi cơ thể bắt đầu có các dấu hiệu như phát sốt (trên 38 độ), phân có nhầy hoặc máu kèm bọt khí, chóng mặt, đau bụng buồn nôn, kèm các triệu chứng tiêu chảy nặng hơn và cơ thể mệt mỏi thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Người bệnh cần biết cách chú trọng sức khỏe của mình. Nếu bắt gặp các tình trạng xấu cho cơ thể thì chúng ta nhất định phải thăm khám bác sĩ kịp thời để có được sự an toàn cho bản thân mình.

Trên đây các vấn đề liên quan đến triệu chứng đi ngoài ra bọtChi Bach Pharma cung cấp cho độc giả. Hy vọng chúng ta đã có các nhận định đúng hơn về triệu chứng này cũng như có các biện pháp điều trị.

Nếu gặp tình huống đi ngoài ra bọt thì các bạn có thể liên hệ với chúng tôi để nhận các tư vấn miễn phí và dùng thuốc phù hợp, đảm bảo an toàn. Tại Công Ty TNHH Dược Phẩm Chi Bách (Chi Bach Pharma), luôn cam kết cung cấp các sản phẩm chất lượng, mang đến sự an tâm cho các khách hàng.

Tìm hiểu chi tiết: Vì sao trẻ 2 tuổi đi ngoài ra nước màu vàng nhiều?

Đi ngoài ra bọt có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây ra và cách chữa trị như thế nào? Cùng Chi Bach Pharma tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị triệu chứng này trong bài viết dưới đây

Đang xem: Đi ngoài ra bọt: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng