Viêm mũi dị ứng là một vấn đề sức khỏe phổ biến mà bất kỳ ai ở mọi độ tuổi đều có thể gặp phải. Các nguyên nhân của viêm mũi dị ứng rất đa dạng, thường xuất phát từ các dị nguyên có mặt xung quanh chúng ta như bụi bẩn, lông động vật, hóa chất, hoặc phấn hoa,...
Bài viết này Chi Bach Pharma sẽ gợi ý cho bạn một số cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà khá đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể tham khảo để áp dụng ngay!
Nguyên nhân dẫn đến viêm mũi dị ứng
Nguyên nhân dẫn đến viêm mũi dị ứng là do cơ thể phát ra histamin khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng. Histamin, một hợp chất hóa học tự nhiên, thường được cơ thể sử dụng để bảo vệ chống lại các tác nhân ngoại lai xâm nhập, nhưng trong một số trường hợp, nó có thể gây ra phản ứng quá mức, dẫn đến tình trạng viêm mũi dị ứng.
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý khá phổ biến
Các chất gây dị ứng trong nhà
Trong nhà, các tác nhân gây dị ứng có thể bao gồm: bụi, lông của thú cưng, sợi vải từ quần áo, chăn ga, nước hoa, mỹ phẩm, sản phẩm tắm, xà phòng, chất làm mềm vải, mùi thức ăn, nấm mốc,…
Trong không khí có chất gây dị ứng
Trong không khí, các tác nhân gây dị ứng có thể bao gồm: phấn hoa, lông sâu, côn trùng, bụi lúa trong mùa gặt, khói, bụi, mùi rác, gió, không khí lạnh, mưa,…
Nghề nghiệp
Ở môi trường làm việc, các tác nhân gây dị ứng có thể bao gồm: bụi phấn ở trường học, hóa chất trong nhà máy, sợi vải trong xưởng may, lông của động vật trong các nhà máy chế biến thịt, khói từ hương nhang trong đền chùa, bụi xi măng trong nhà máy vật liệu xây dựng, bụi gỗ trong xưởng mộc,…
Xem thêm: Chi tiết về viêm mũi dị ứng là gì?
Mẹo những cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà
Dùng nước muối sinh lý
Triệu chứng phổ biến nhất của viêm mũi dị ứng là nghẹt và ngứa mũi. Để giảm bớt cảm giác không thoải mái này, người bệnh có thể sử dụng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9%, sản phẩm phổ biến được bán tại các cửa hàng dược phẩm.
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Dung dịch nước muối sinh lý giúp làm sạch khoang mũi và loại bỏ chất nhầy, một trong những nguyên nhân chính gây ra viêm nhiễm ở mũi. Tuy nhiên, khi sử dụng, bệnh nhân cần tuân thủ đúng quy trình vệ sinh mũi. Nếu không, có thể dẫn đến tình trạng chất nhầy trong mũi bị đẩy vào phía trong, gây ra viêm họng.
Sử dụng tinh bột nghệ
Củ nghệ tươi và tinh bột nghệ đều chứa curcumin, một thành phần có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và chống viêm mạnh mẽ. Sử dụng tinh bột nghệ có thể giúp giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng, bao gồm cảm giác khô miệng, hắt hơi, ho, nghẹt mũi và chảy nước mũi.
Khi nấu ăn, việc thêm một ít tinh bột nghệ vào món ăn không chỉ tăng hương vị mà còn có thể cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng.
Bột nghệ cũng là phương pháp chữa viêm mũi khá hiệu quả
Sử dụng tỏi
Từ lâu, tỏi đã được xem như một loại kháng sinh tự nhiên có ích cho sức khỏe con người. Trong tỏi, chứa các chất như allicin, glycogen, fitonxit có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus và chống viêm. Do đó, tỏi được sử dụng để chữa viêm mũi và được nhiều người tin dùng.
Tỏi được coi là một kháng sinh tự nhiên khá tốt
Dưới đây là một số phương pháp đơn giản để sử dụng tỏi trong việc điều trị bệnh này:
Pha nước tỏi với mật ong tươi nguyên chất 100% theo tỷ lệ 1:2.
Sử dụng tăm bông thấm vào hỗn hợp và nhét vào mũi, thực hiện 3 lần/ngày liên tục trong khoảng 2-3 ngày.
Kết hợp nước tỏi với dầu vừng theo tỷ lệ 1:1, sau đó sử dụng bông thấm và nhét vào mũi 2-3 lần/ngày.
Nếu không có thời gian thực hiện các phương pháp trên, bạn có thể sử dụng tỏi để chế biến các bữa ăn hàng ngày để giúp hạn chế và giảm triệu chứng của viêm mũi dị ứng.
Xem thêm: Những nguyên nhân gây ra viêm mũi dị ứng thời tiết
Bổ sung thêm vitamin C
Ngoài việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, vitamin C còn có tác dụng chống oxy hóa và tăng cường khả năng kháng viêm. Do đó, nó được coi là một thành phần quan trọng trong các phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà. Dưới đây là một số thực phẩm giàu vitamin C mà bạn có thể thêm vào thực đơn hàng ngày:
Các loại rau xanh và củ quả tươi như cà chua, súp lơ xanh, kiwi, ớt chuông,...
Các loại hoa quả mọng nước như quả việt quất, mâm xôi, dâu tây,... hoặc các loại trái cây có múi như cam, chanh, bưởi, quýt,...
Trái cây có múi như quýt, bưởi, chanh, cam.
Dùng các thực phẩm có chứa nhiều Vitamin C
Sử dụng men vi sinh
Men vi sinh không chỉ là sản phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa mà còn chứa những vi khuẩn có lợi có tác dụng chống lại vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh, bao gồm cả viêm mũi dị ứng. Điều này là nhờ vào hàm lượng cao các vi khuẩn có lợi giúp củng cố và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Hiệu quả này đã được chứng minh trong các nghiên cứu y khoa, về tác dụng của các loại vi khuẩn có lợi có trong men vi sinh. Trong số đó, lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus là một trong những loại được nghiên cứu nhiều nhất.
Vì vậy, nếu bạn gặp các triệu chứng của viêm mũi dị ứng, việc bổ sung men vi sinh vào chế độ ăn hàng ngày là một ý tưởng tốt. Chúng thường có sẵn trong các thức uống chứa men sống hoặc trong sữa chua, dễ dàng tìm mua và sử dụng.
Sử dụng lá ngải cứu tri viêm mũi dị ứng
Lá ngải cứu là một phương pháp phổ biến để điều trị viêm mũi dị ứng. Lá ngải cứu chứa các hoạt chất quý giúp kháng khuẩn, giảm viêm, làm dịu cơn đau đầu và đau nhức mũi, cũng như giảm ngứa mũi.
Sử dụng phương pháp dân gian là ngải cứu
Cách 1: Sử dụng nước lá ngải cứu để ngâm chân
- Sử dụng 30g lá ngải cứu phơi khô và 50g lá ngải cứu tươi, đem đun sôi trong nước khoảng 15 phút.
- Chờ nước nguội, sau đó ngâm chân trong nước này khoảng 15-20 phút, thực hiện 3 lần mỗi tuần.
Cách 2: Hơ huyệt đạo bằng lá ngải cứu
- Rửa sạch lá ngải cứu và phơi trong bóng râm cho lá héo và vò lá, tạo hình điếu thuốc.
- Đốt cháy điếu thuốc và sau đó hơ vào vị trí các huyệt đạo từ số 1 đến số 5 ở trên đỉnh đầu.
Để áp dụng phương pháp này, việc xác định chính xác vị trí của các huyệt đạo đòi hỏi sự chính xác cao. Bạn không nên thực hiện nếu không có kinh nghiệm.
Tìm hiểu chi tiết: Những nguyên nhân dẫn đến ngứa mũi
Xông mặt để trị viêm mũi dị ứng tại nhà
Việc xông mặt bằng nước ấm mang lại nhiều lợi ích cho niêm mạc mũi, bao gồm cung cấp độ ẩm, làm loãng dịch đờm, cải thiện triệu chứng nghẹt mũi và giúp rửa trôi vi khuẩn ra khỏi các hốc xoang mũi. Sau khi xông mặt, người bệnh thường cảm nhận sự giảm bớt các triệu chứng khó chịu như đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng gây ra.
Để tăng hiệu quả điều trị, bạn có thể thêm một vài giọt tinh dầu sả, bạc hà hay tràm trà vào nước xông. Tuy nhiên, không nên sử dụng phương pháp này đối với trẻ nhỏ. Thay vào đó, cha mẹ có thể thêm tinh dầu vào nước tắm cho trẻ.
Dưới đây là các bước bạn có thể thực hiện khi xông mặt:
- Đun sôi nước và sau đó đổ nước vào một bát to.
- Thêm một vài giọt tinh dầu (bạc hà, dầu hương thảo hay tràm trà) vào bát nước.
- Ghé mặt lại gần bát nước và đặt khăn lên đầu. Lưu ý giữ khoảng cách vừa phải với mặt nước để tránh bị bỏng.
- Thời gian lý tưởng cho mỗi lần xông mặt là từ 5 - 10 phút, sau đó hãy lau sạch nước mũi.
Chi Bach Pharma vừa chia sẻ xong tới các bạn các phương pháp trị viêm mũi dị ứng mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Nếu bạn cảm thấy thông tin hữu ích, hãy chia sẻ với bạn bè và người thân để họ cũng có thể cùng đọc và áp dụng.
Cảm ơn bạn đã theo dõi Chi Bach Pharma nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc nhu cầu tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi.
Chi Bach Pharma chuyên về các lĩnh vực kinh doanh chính bao gồm phát triển, thúc đẩy, phân phối, xuất - nhập khẩu các sản phẩm đa dạng:
- Thiết bị y tế
- Thực phẩm chức năng
- Mỹ phẩm
- Dược phẩm
Chúng tôi tự hào duy trì giá trị cốt lõi bao gồm Tôn trọng, Tin cậy, Sáng tạo và Phát triển. Những giá trị này là kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh và mối quan hệ với khách hàng, đối tác và cộng đồng.
Với chiến lược omni channel, chúng tôi phân phối sản phẩm đến đông đảo khách hàng thông qua các kênh trực tuyến và trực tiếp, phục vụ cho cả khách hàng B2B (bán buôn, bán lẻ) và B2C (Trực tiếp đến người tiêu dùng).
Hãy tham gia cùng chúng tôi tại Chi Bach Pharma để dẫn đầu hướng đến một cộng đồng toàn cầu khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.
Công Ty TNHH Dược Phẩm Chi Bách (Chi Bach Pharma)