Viêm xoang sàng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Viêm xoang sàng là gì?  Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa viêm xoang sàng. Hãy cùng Chi Bach Pharma tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
DS. Nguyễn Khánh Huy, Co-founder
Tư vấn chuyên môn bài viết DS. Nguyễn Khánh Huy, Co-founder

Xem chi tiết
Viêm xoang sàng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Viêm xoang sàng là gì? Xoang sàng là một hệ thống xoang phức tạp, có mối quan hệ rất mật thiết với hốc mắt với nền sọ. Khi bị mắc viêm xoang sàng thì sẽ có nguy cơ rất lớn, ảnh hưởng đến hộp sọ, viêm màng não, viêm xương thái dương…. ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mọi người.

Viêm xoang sàng là gì?

Viêm xoang sàng là tình trạng viêm nhiễm các lớp niêm mạc lót bên trong xoang sàng, hốc xoang nằm ở vị trí trung tâm của khuôn mặt, ngay phía trên sống mũi. Khi bị viêm, niêm mạc xoang sàng sẽ sưng tấy, ứ đọng dịch nhầy, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển và gây viêm nhiễm.

Xoang là những hốc rỗng nằm bên trong các xương sọ, được lót bằng niêm mạc và thông với khoang mũi bằng các lỗ thông. Có 4 cặp xoang chính: xoang sàng, xoang trán, xoang bướm và xoang hàm. Các xoang hoạt động như một mạng lưới thông với nhau, giúp điều hòa không khí, giữ ẩm cho khoang mũi và bảo vệ hệ hô hấp.

viêm xoang sàng là gì

viêm xoang sàng là gì

Nguyên nhân gây viêm xoang sàng có thể là nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm, dị ứng với các chất kích ứng trong môi trường, cấu trúc bất thường của vách ngăn mũi, yếu tố môi trường như khô hạn, ô nhiễm, cũng như các bệnh lý nền như hen suyễn, xơ nang, suy giảm miễn dịch.

Triệu chứng viêm xoang sàng thường bao gồm nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau nhức vùng mặt, giảm khứu giác, sốt, mệt mỏi, ho, đau họng và hôi miệng. Đặc biệt, triệu chứng này thường trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm.

Phân loại viêm xoang sàng

Viêm xoang sàng cấp tính

Viêm xoang sàng cấp thường xuất hiện ngắn hạn và do vi khuẩn hoặc virus gây nhiễm trùng. Triệu chứng thường gặp bao gồm tắc nghẽn mũi, đau và áp lực vùng xoang sàng, cùng với chảy mũi và khó thở.

Viêm xoang sàng mãn tính

Trong khi đó, viêm xoang sàng mãn tính kéo dài và có thể tái phát nhiều lần, thường kéo dài ít nhất 12 tuần. Triệu chứng của nó bao gồm tình trạng tương tự như viêm xoang sàng cấp nhưng kéo dài hơn, thêm vào đó là mệt mỏi và khó thở.

Xem thêm: Viêm xoang sàng sau là bệnh gì?

Nguyên nhân viêm xoang sàng

Viêm xoang sàng có thể xuất phát từ nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau, theo ThS.BS.CKI Trương Tấn Phát. Việc nhận biết chính xác những yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc chọn phương pháp điều trị hiệu quả.

Đầu tiên, dị ứng là nguyên nhân chính trong việc gây viêm xoang sàng. Tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi nhà, lông động vật có thể khiến niêm mạc mũi xoang bị kích ứng, sưng tấy, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập và phát triển.

Thứ hai, các bất thường cấu trúc mũi xoang cũng sẽ làm tăng nguy cơ viêm xoang sàng. Ví dụ, vách ngăn mũi lệch hoặc sự xuất hiện của polyp mũi có thể tạo ra tắc nghẽn đường dẫn lưu xoang, dễ dẫn đến viêm nhiễm.

Thứ ba, các bệnh lý nền như bệnh xơ nang, sarcoidosis, hoặc suy giảm miễn dịch cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm xoang sàng. Điều này là do những tình trạng này ảnh hưởng đến hệ hô hấp hoặc làm suy giảm hệ miễn dịch, làm cho cơ thể dễ bị nhiễm trùng, bao gồm cả viêm xoang sàng.

Cuối cùng, các yếu tố như nhiễm trùng răng miệng, hút thuốc lá, tăng huyết áp, và tuổi tác cũng phần nào khiến bạn bị viêm xoang sàng. Ví dụ, vi khuẩn từ răng miệng có thể lây lan qua đường xoang, hút thuốc lá có thể làm tổn thương niêm mạc mũi xoang, và tuổi tác có thể làm suy giảm sức đề kháng.

nguyên nhân viêm xoang sàng

nguyên nhân viêm xoang sàng

Triệu chứng của bệnh viêm xoang sàng

Mặc dù các triệu chứng viêm xoang thường không đặc trưng cho từng xoang, tuy nhiên, các dấu hiệu chung của bệnh có thể giúp chẩn đoán ban đầu và loại trừ các bệnh lý khác.

Theo ThS.BS.CKI Trương Tấn Phát, khoa Tai Mũi Họng BVĐK Tâm Anh TP.HCM, các triệu chứng điển hình của viêm xoang sàng bao gồm:

  • Sốt và nhức đầu: Sốt nhẹ hoặc sốt cao, thường kèm theo nhức đầu vùng trán, hai bên thái dương hoặc sau gáy.
  • Đau và nhạy cảm vùng mặt: Đau nhức, ê ẩm, nặng hơn khi cúi xuống, đặc biệt là vùng xung quanh mắt, trán và hai bên sống mũi.
  • Nghẹt mũi: Nghẹt mũi một hoặc cả hai bên, thường nặng hơn vào ban đêm.
  • Chảy dịch mủ mũi sau: Dịch chảy từ mũi sau xuống họng, có thể màu vàng hoặc xanh, đôi khi có mùi hôi.
  • Đau họng và ho: Do dịch nhầy từ xoang chảy xuống họng, gây kích thích, dẫn đến ho và đau họng.
  • Hôi miệng và đờm trong khạc nhổ: Do ứ đọng dịch nhầy trong xoang, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, gây hôi miệng và đờm trong khạc nhổ.
  • Triệu chứng về mắt: Sưng, đỏ hoặc đau mắt do vị trí xoang sàng gần mắt.

triệu chứng của bệnh viêm xoang sàng

triệu chứng của bệnh viêm xoang sàng

Các biến chứng của bệnh viêm xoang sàng

Nếu viêm xoang sàng không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng có thể lan sang các khu vực lân cận, gây ra các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Các biến chứng của viêm xoang sàng bao gồm:

  • Lồi mắt, nhìn đôi hoặc mất thị lực;
  • Nhiễm trùng lan rộng, xâm nhập vào các tổ chức xung quanh.

Các phương pháp điều trị viêm xoang sàng

Điều trị bằng thuốc

Mục tiêu điều trị viêm xoang sàng là giảm viêm, giảm sưng, thông mũi và dẫn lưu dịch nhầy. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm thuốc kháng sinh như Amoxicillin và Levofloxacin khi nhiễm trùng do vi khuẩn; thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như Ibuprofen và Naproxen; corticosteroid dạng xịt mũi hoặc uống như Fluticasone và Mometasone; và thuốc thông mũi không kê đơn như Pseudoephedrine và Phenylephrine.

Phẫu thuật

Nếu điều trị bằng thuốc không hiệu quả, hoặc khi viêm xoang sàng đã lan đến hốc mắt, gây biến chứng áp xe não, hoặc có nguy cơ đe dọa tính mạng, phẫu thuật sẽ được chỉ định. Mục tiêu của phẫu thuật là loại bỏ mô viêm và mở rộng lỗ thông xoang bị tắc. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm phẫu thuật nội soi mũi xoang chức năng (FESS), một phương pháp ít xâm lấn sử dụng ống nội soi và dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ mô viêm, và phẫu thuật xoang đường ngoài, thực hiện bằng cách rạch một đường nhỏ trên da mặt để tiếp cận xoang sàng.

các phương pháp điều trị viêm xoang sàng

các phương pháp điều trị viêm xoang sàng

Cách chữa viêm xoang sàng tại nhà

Mặc dù không có cách chữa khỏi hoàn toàn viêm xoang sàng tại nhà, tuy nhiên, một số biện pháp hỗ trợ có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh hoặc hỗ trợ cho các phương pháp điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật có hiệu quả tốt hơn.

Dưới đây là các biện pháp hỗ trợ điều trị viêm xoang sàng tại nhà bạn có thể áp dụng:

  • Làm ẩm không khí: Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc đặt một chậu nước nóng trong phòng để giúp làm loãng chất nhầy và thông mũi. Hít hơi nước nóng từ vòi hoa sen hoặc bát nước nóng (khoảng 5-10 phút) để làm mềm và loại bỏ chất nhầy trong xoang.
  • Chườm ấm: Dùng khăn ấm đắp lên trán, má và xung quanh mắt để giúp giảm đau nhức. Chườm ấm bằng túi sưởi hoặc chai nước nóng cũng có thể mang lại hiệu quả tương tự.
  • Rửa mũi xoang: Rửa mũi xoang bằng nước muối sinh lý hàng ngày giúp loại bỏ chất nhầy, vi khuẩn và giảm nghẹt mũi. Sử dụng bình xịt hoặc bình rửa mũi chuyên dụng để thực hiện việc rửa mũi. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng phù hợp.
  • Uống nhiều nước: Uống đủ nước (khoảng 2 lít mỗi ngày) giúp cơ thể đào thải độc tố, làm loãng chất nhầy và giảm nghẹt mũi. Nên uống nước lọc, nước trái cây hoặc trà thảo mộc (không đường).
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Ngủ đủ giấc (khoảng 7-8 tiếng mỗi đêm) giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ cơ thể phục hồi. Tránh thức khuya, làm việc quá sức hoặc căng thẳng.
Tham khảo: Tìm hiểu về bệnh viêm xoang hàm

cách điều trị viêm xoang sàn tại nhà

cách điều trị viêm xoang sàn tại nhà

Các biện pháp phòng ngừa viêm xoang sàng

Theo ThS.BS.CKI Trương Tấn Phát, việc phòng ngừa viêm xoang sàng có thể được thực hiện hiệu quả bằng một số biện pháp.

Trước hết, vệ sinh cá nhân đóng vai trò quan trọng, bao gồm rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn, đặc biệt sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với người bệnh, cùng với vệ sinh mũi họng sạch sẽ bằng cách súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày, đặc biệt sau khi tiếp xúc với môi trường bụi bẩn hoặc đông người.

Thứ hai, tiêm phòng vắc-xin cúm và phế cầu khuẩn giúp phòng ngừa các bệnh lý hô hấp do virus và vi khuẩn, từ đó giảm nguy cơ dẫn đến viêm xoang sàng; nên tham khảo ý kiến bác sĩ về lịch tiêm phòng phù hợp.

Ngoài ra, hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây bệnh bằng cách tránh tiếp xúc với người bệnh cảm cúm, sổ mũi, ho, và hạn chế đến những nơi đông người, đặc biệt là trong mùa dịch bệnh. Đeo khẩu trang khi ra ngoài trời hoặc đến những nơi có nhiều bụi bẩn cũng rất cần thiết. Đồng thời, tránh hút thuốc lá và tránh hít phải khói thuốc lá từ người khác vì nó làm suy yếu hệ miễn dịch và kích ứng niêm mạc mũi xoang.

Cuối cùng, duy trì độ ẩm trong môi trường bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà, đặc biệt vào mùa hanh khô, và uống nhiều nước mỗi ngày để cung cấp đủ độ ẩm cho cơ thể.

các biện pháp phòng ngừa viêm xoang sàng

các biện pháp phòng ngừa viêm xoang sàng

Các câu hỏi thường gặp về viêm xoang sàng

Một số câu hỏi thường gặp khi gặp phải viêm xoang sàng.

Phẫu thuật viêm xoang sàng có rủi ro không?

Mặc dù phẫu thuật nội soi mũi xoang chức năng (FESS) là phương pháp điều trị hiệu quả cho viêm xoang sàng, nhưng nó cũng tiềm ẩn một số biến chứng nhất định như bất kỳ loại phẫu thuật nào khác. Các biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật viêm xoang sàng bao gồm biến chứng về mắt, biến chứng về não và các biến chứng khác. 

Về mắt, bệnh nhân có thể gặp phải chứng loạn thị, sụp mi do tổn thương các cơ hoặc dây thần kinh chi phối vận động mắt, nhìn đôi hoặc mù do tổn thương dây thần kinh thị giác hoặc mạch máu nuôi dưỡng mắt, và rò rỉ dịch não tủy do tổn thương màng cứng bao bọc não bộ.

Về não, có nguy cơ viêm não – màng não do nhiễm trùng lây lan từ xoang mũi lên não. Ngoài ra, các biến chứng khác có thể bao gồm chảy máu trong hoặc sau phẫu thuật, nhiễm trùng cần được điều trị bằng kháng sinh nếu xảy ra, tắc nghẽn xoang do sẹo hoặc mô bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật, cảm giác tê liệt hoặc ngứa ran mặt do tổn thương dây thần kinh cảm giác, và thay đổi giọng nói do tổn thương các cấu trúc liên quan đến giọng nói.

Tham khảo: Cách chữa viêm xoang mũi dị ứng tại nhà

Sau phẫu thuật viêm xoang sàng có tái phát không?

Hầu hết bệnh nhân sau phẫu thuật thường không bị tái phát sau phẫu thuật. Tuy nhiên sẽ có một số trường hợp không tuân thủ hướng dẫn sau phẫu thuật nên có thể bị tái phát lại. Bệnh nhân cần phải tái khám theo lịch hẹn để tìm hiểu nguyên nhân cũng như là biện pháp điều trị phù hợp.

Bị viêm xoang sàng khi nào nên tới bệnh viện?

Nếu bạn có 2 trong những triệu chứng dưới đây thì bạn hãy đến bệnh viện ngay để chuẩn đoán:

  • Cảm giác mặt hoặc đầu đau dữ dội 
  • Những triệu chứng trở nên tồi tệ hơn sau một khoảng thời gian đỡ
  • Triệu chứng không giảm sau 10 ngày điều trị 
  • Cơn sốt kéo dài kéo dài hơn 3 - 4 ngày.

Viêm xoang sàng là một bệnh lý khá phổ biến ở Việt Nam. Bệnh sẽ dễ dàng điều trị nếu bạn phát hiện ra sớm, hạn chế dược tối đa những triệu chứng và biến chứng của viêm xoang sàng. Hy vọng bài viết trên của Chi Bach Pharma đã phân nào giúp được bạn viết về căn bệnh viêm xoang sàng này. Bạn hãy đi kiểm tra nếu có những dấu hiệu về căn bệnh này.

Viêm xoang sàng là gì?  Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa viêm xoang sàng. Hãy cùng Chi Bach Pharma tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Đang xem: Viêm xoang sàng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng