Viêm mũi xoang cấp là hiện tượng viêm các xoang với những triệu chứng thường xảy ra trong thời gian ngắn như: sốt nhẹ, chảy dịch mũi, nghẹt mũi, đau nhức vùng đầu mặt,...Tuy các triệu chứng không kéo dài nhưng nếu không được điều trị tốt sẽ tiến triển thành viêm xoang mãn tính vành nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.
Vậy viêm mũi xoang cấp là gì và phương pháp điều trị như thế nào? Cùng khám phá bài viết sau với Chi Bach Pharma để tìm hiểu rõ hơn.
Bệnh viêm xoang cấp là gì?
Bệnh viêm mũi xoang cấp là bệnh lý thường gặp, phổ biến nhất là vào mùa đông hoặc những khu vực có chỉ số không khí xấu. Đây là tình trạng viêm, nhiễm trùng trong thời gian ngắn ở niêm mạc các xoang. Các lỗ xoang bị nghẹt làm cho xoang tích tụ nhiều dịch nhầy hơn đồng thời khiến việc thoát nước cũng như dịch nhầy bị cản trở khiến hô hấp khó khăn hơn.
Viêm xoang được chia thành những nhóm sau:
- Cấp tính: Triệu chứng kéo dài < 4 tuần
- Bán cấp: Triệu chứng kéo dài khoảng 4 - 12 tuần
- Mãn tính: Triệu chứng kéo dài > 12 tuần
- Tái phát: Bốn đợt kéo dài < 4 tuần giải quyết hoàn toàn những triệu chứng giữa các đợt
Viêm xoang cấp tính là viêm xoang khởi phát với những triệu chứng kéo dài < 4 tuần, viêm xoang này có thể tự khỏi nhưng phải điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
Viêm mũi xoang cấp thường gặp vào mùa đông lạnh
Nguyên nhân, triệu chứng của viêm xoang cấp
Các xoang thường có chức năng lọc bụi, vi sinh vật, chất ô nhiễm và các kháng nguyên khác. Các xoang dẫn lưu vào hốc mũi qua các kênh nhỏ được gọi là lỗ thông xoang. Xoang hàm, trán, xoang sàng trước dẫn lưu vào khe giữa tạo ra một khu vực tắc nghẽn gọi là phức hợp lỗ thông xoang.
Xoang sàng trên, xoang bướm đổ vào khe trên, những sợi lông li ti gọi là lông mao lót màng nhầy của vòm họng và khoang mũi, hoạt động phối hợp với nhau để thực hiện chức năng lưu thông chất nhầy và lọc mảnh vụn sau đó dẫn đến vòm họng và hầu họng.
Nguyên nhân phổ biến là phù nề cục bộ nhiễm trùng đường hô hấp trên
Viêm mũi xoang cấp xảy ra khi xoang và đường mũi không loại bỏ được hết các kháng nguyên này dẫn đến viêm. Viêm xoang thường do các yếu tố sau:
- Tắc nghẽn lỗ thông xoang: thường do giải phẫu như khối u hoặc lệch vách ngăn
- Rối loạn chức năng lông mao: ví dụ như hội chứng Kartagener
- Dịch tiết xoang đặc: xơ nang
Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tắc nghẽn tạm thời là phù nề cục bộ nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc dị ứng mũi, cả 2 hiện tượng này đều dẫn đến viêm mũi xoang cấp. Khi tình trạng này xảy ra vi khuẩn có thể tiếp cận và sinh sôi ra các xoang cạnh mũi, biến chứng nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiễm trùng xoang lan ra các cấu trúc xung quanh như não, ổ mắt thông qua các tĩnh mạch không có van.
Các triệu chứng của viêm mũi xoang cấp cũng là những triệu chứng của viêm xoang nói chung gồm:
- Chảy dịch mũi sau có mủ hoặc có màu
- Chảy mủ mũi trước
- Tắc nghẽn hoặc nghẹt mũi
- Giảm mùi hoặc rất có mùi
- Nghẹt mũi
- Đau mặt
- Sốt
Các triệu chứng nhỏ gồm:
- Đau đầu
- Đau tai hoặc bị đầy tai
- Đau răng
- Hôi miệng
- Sốt
- Ho
- Mệt mỏi
Trong đó những dấu hiệu viêm mũi xoang cấp đặc hiệu với các biểu hiện sau:
- Các triệu chứng diễn biến > 10 ngày
- Sốt cao trên 39 độ C kèm chảy mủ mũi hoặc đau mặt 3 - 4 ngày liên tục
- Các triệu chứng phát triển nghiêm trọng trong 10 ngày đầu tiên
Những biến chứng phổ biến của viêm xoang cấp thường gặp
Biến chứng của viêm mũi xoang cấp
Các biến chứng viêm mũi xoang cấp hiếm gặp, chỉ xảy ra ở khoảng 1/1000 trường hợp, nhiễm trùng xoang có thể lan đến hốc mắt, khoang hoặc xương nội sọ, những biến chứng này đi kèm với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Các biến chứng gồm:
- Viêm mô tế bào/ viêm mô tế bào ổ mắt
- Áp xe ổ mắt/ Áp xe dưới màng xương
- Huyết khối xoang hang
Biến chứng nội sọ có thể bao gồm:
- Tụ máu ngoài màng cứng/ dưới màng cứng
- Viêm màng não hay mủ màng cứng
- U sưng phồng Pott áp xe dưới màng xương của xương trán thường liên quan tới viêm tủy xương. Cả 2 biến chứng thường phát sinh từ nhiễm trùng xoang trán lây truyền theo đường máu qua hệ thống tĩnh mạch không có van
Viêm mũi xoang cấp do nấm có thể xảy ra dưới dạng xâm lấn hoặc không xâm lấn. Hình thức xâm lấn có thể lây sang các cấu trúc xung quanh. Việc xác định sớm những biến chứng rất quan trọng giúp tránh những hậu quả nghiêm trọng xảy ra.
Các phương pháp điều trị và phòng ngừa viêm xoang cấp tính
- Dùng nước muối loãng xịt mũi: vệ sinh mũi bằng nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý nhiều lần trong ngày, các triệu chứng cũng được cải thiện, vi rút vi khuẩn bị tiêu diệt nhanh chóng.
- Xịt corticosteroid: Thuốc xịt chứa corticosteroid thường được dùng trong ngăn ngừa và điều trị viêm xoang như: beclomethasone, Fluticasone, budesonide,...Các loại thuốc này đều có bán ở hiệu thuốc, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Thuốc giảm đau không kê toa: có thể dùng: acetaminophen, ibuprofen hoặc aspirin
- Thuốc kháng sinh: Viêm mũi xoang cấp do vi khuẩn điều trị bằng thuốc kháng sinh thường không cần thiết bởi hệ miễn dịch cần đủ sức để chống lại bệnh.
- Liệu pháp miễn dịch: Nếu thực hiện tốt những biện pháp trên đa phần bệnh viêm mũi xoang cấp sẽ thuyên giảm, có thể áp dụng đồng thời với biện pháp chăm sóc tại nhà để giảm nhẹ triệu chứng cũng như giúp người bệnh thấy dễ chịu hơn.
Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý
Để phòng ngừa viêm mũi xoang cấp bạn cần:
- Tránh xa những tác nhân gây dị ứng như: hóa chất, lông động vật, phấn hoa
- Phòng ngừa cảm cúm
- Tiêm vắc xin phòng ngừa cúm
- Đeo khẩu trang khi ra đường hoặc đến nơi đông người
- Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn để hạn chế lây nhiễm mầm bệnh
- Giữ ấm và bảo vệ tai mũi họng
- Hạn chế viêm tai giữa có thể gây viêm xoang
- Không hút thuốc lá
- Tránh để viêm mũi kéo dài gây biến chứng viêm mũi xoang cấp
- Ăn uống đầy đủ đặc biệt là các vitamin, vận động mỗi ngày, sinh hoạt khoa học để tăng cường hệ miễn dịch
Những lưu ý về bệnh viêm xoang cấp tính
Hạn chế tiếp xúc với khói bụi
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng về bệnh viêm xoang cấp tính:
- Điều trị sớm: Nếu bạn nghi ngờ mình mắc viêm xoang cấp tính, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế sớm. Điều trị kịp thời có thể giúp giảm triệu chứng và ngăn chặn sự lây lan của viêm xoang.
- Sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm: Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc giảm đau và kháng viêm như ibuprofen hoặc paracetamol để giảm đau và giảm viêm.
- Xịt mũi: Sử dụng dung dịch xịt mũi với muối sinh lý hoặc nước biển có thể giúp làm sạch mũi, loại bỏ chất nhầy và giảm tắc nghẽn.
- Nghỉ ngơi và giữ ấm: Nghỉ ngơi đủ, giữ ấm và tránh tiếp xúc với những yếu tố gây kích thích như khói thuốc, hóa chất hoặc không khí ô nhiễm có thể giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.
- Uống đủ nước: Đảm bảo cung cấp đủ lượng nước hàng ngày giúp giảm đờm và làm mềm chất nhầy trong xoang mũi.
- Hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng: Nếu bạn biết mình có dị ứng với những chất nhất định như phấn hoa, bụi, hay thú nuôi, hạn chế tiếp xúc với chúng để tránh tác động tiêu cực lên xoang mũi.
Vừa rồi Chi Bach Pharma đã cung cấp đến bạn những thông tin về viêm mũi xoang cấp cũng như cách phòng ngừa. Mặc dù viêm mũi xoang cấp có thể tự khỏi nhưng đôi khi gây nguy hiểm nếu phát hiện không kịp thời.
Tìm hiểu chi tiết:
- Các dấu hiệu của bệnh viêm mũi mãn tính
- Khái quát về bệnh viêm mũi vân mạch
- Bệnh viêm xoang chảy máu mũi liệu có nguy hiểm không?
Viêm mũi xoang cấp là một căn bệnh được xem phổ biến hiện nay trong nhóm bệnh tai mũi họng. Bệnh sẽ kéo dài và sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị đúng cách.