14 cách điều trị tiêu chảy an toàn tại nhà nhanh nhất

Cách trị tiêu chảy tại nhà sẽ giúp bạn có thể ngừng tạm thời tình trạng tiêu chảy cấp, đau bụng quằn quại… Với các biện pháp trên thì giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí đi lại để thực hiện và là phương pháp hữu hiệu cho một số trường hợp cấp bách. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

DS. Ngô Thuỳ Chi, CEO
Tư vấn chuyên môn bài viết DS. Ngô Thuỳ Chi, CEO

Xem chi tiết
14 cách điều trị tiêu chảy an toàn tại nhà nhanh nhất

14 cách trị tiêu chảy tại nhà sẽ giúp bạn khắc phục được tình trạng tiêu chảy liên tục. Tiêu chảy quá nhiều khiến cơ thể bị mất nước nghiêm trọng, điện giải thiếu hụt và có thể mắc nhiều biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này. Hãy tìm hiểu các cách điều trị tiêu chảy tại nhà, để giảm thiểu nguy cơ của bệnh và hạn chế các biến chứng về sau.

Khái quát về chứng tiêu chảy, nguyên nhân gây nên

Tiêu chảy là một trong những rối loạn tiêu hóa phổ biến nhất, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tình trạng này được đặc trưng bởi việc đi ngoài nhiều lần (thường trên 3 lần mỗi ngày) với phân lỏng hoặc nát.

Dấu hiệu:

  • Đi ngoài nhiều lần, phân lỏng hoặc nát.
  • Đau bụng, co thắt.
  • Buồn nôn và nôn mửa.
  • Sốt.
  • Mệt mỏi, uể oải.
  • Mất nước: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của tiêu chảy, đặc biệt ở trẻ em. Dấu hiệu mất nước bao gồm: khát nước, da khô, niêm mạc miệng khô, mắt trũng, tiểu ít,...

Nguyên nhân gây nên tình trạng tiêu chảy:

  • Nhiễm trùng: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy, do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng ở đường ruột. Những vi khuẩn này có thể xâm nhập là có thể do bạn ăn phải thực phẩm không an toàn, vệ sinh tay không kỹ trước khi ăn….
  • Ngộ độc thực phẩm: Do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm, đây là trường hợp khá phổ biến của tiêu chảy.
  • Dị ứng thực phẩm: Một số người có thể bị tiêu chảy sau khi ăn các thực phẩm dị ứng như sữa, gluten,...
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc, như kháng sinh, có thể gây ra tiêu chảy.
  • Rối loạn tiêu hóa: Một số bệnh lý tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc bệnh Crohn cũng có thể dẫn đến tiêu chảy.

Tìm hiểu thêm: Thường xuyên bị tiêu chảy là bệnh gì?

Các triệu chứng khi khi bị tiêu chảy

  • Tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày: Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mất nước và rối loạn điện giải, đặc biệt nguy hiểm cho trẻ em và người già.
  • Cơn đau bụng ngày càng dữ dội: Có thể là dấu hiệu của các biến chứng nguy hiểm như viêm ruột thừa, thủng ruột,…
  • Đau, rát ở trực tràng: Gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân.
  • Sốt cao trên 39 độ C, sốt kéo dài: Có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nặng.
  • Phân có màu đen, phân lẫn máu, phân sống: Dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa, cần được kiểm tra và điều trị kịp thời.
  • Mệt mỏi, suy kiệt: Do mất nước và điện giải, cần được bù nước và điều trị dinh dưỡng.
  • Tim đập nhanh: Dấu hiệu của mất nước và rối loạn điện giải.
  • Đau đầu, chóng mặt: Do thiếu máu não, cần được bù nước và điều trị.
  • Có biểu hiện mất nước nghiêm trọng: Khô miệng, khát nước, da khô, tiểu ít,…
  • Ói mửa liên tục: Gây mất nước và điện giải, cần được bù nước và điều trị.
  • Nước tiểu sẫm màu: Dấu hiệu của mất nước.

Các triệu chứng tiêu chảy

Những cách trị tiêu chạy an toàn tại nhà

Bổ sung điện giải và nước cho cơ thể

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng liên tục nhiều lần trong ngày. Khi bị tiêu chảy, cơ thể sẽ bị mất nước, mất điện giải và khoáng chất, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc bù nước và điện giải kịp thời là vô cùng quan trọng.

Uống nhiều nước:

  • Đây là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để bù nước khi bị tiêu chảy.
  • Nên uống nước lọc, nước canh, nước trái cây (táo, mận) thành từng ngụm nhỏ.
  • Trẻ nhỏ bú mẹ hoàn toàn nên bú nhiều hơn, bú theo nhu cầu và chia thành nhiều cữ bú nhỏ.

Dung dịch bù nước và điện giải:

  • Sử dụng dung dịch bù nước và điện giải khi tiêu chảy nặng.
  • Oresol là dung dịch được khuyến cáo bởi Tổ chức Y tế Thế giới và UNICEF.
  • Oresol có tác dụng bù nước, bù điện giải hiệu quả cho cả trẻ em và người lớn.

Tránh xa một số loại thức ăn

Hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, khó tiêu, đồ đông lạnh, đồ chế biến sẵn, sữa (ngoại trừ sữa chua), nước ngọt, nước có ga, cà phê. Ưu tiên thức ăn dạng lỏng, mềm, dễ tiêu như cháo, súp.

Xem thêm: Điều trị Hội chứng ruột kích thích (IBS) như thế nào?

Sữa chua

Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và đào thải độc tố. Ăn 2 hũ sữa chua mỗi ngày có thể giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy, cải thiện hệ miễn dịch đường ruột. Nếu bạn sợ béo thì có thể ăn sữa chua không đường kết hợp với một số loại hoa quả khác nhau để tạo thành một bữa ăn dinh dưỡng và ngon miệng.

Uống nước gạo

Nước gạo giúp cấp nước cho cơ thể và làm phân cứng hơn trong thời gian ngắn, nên được coi là phương pháp dân gian điều trị tiêu chảy tại nhà được nhiều người áp dụng. Bạn có thể đem 1 chén gạo và đổ 2 bát nước đun sôi, để hãm trong 10 phút. Sau khi nước chuyển sang màu gạo, thì chắt lấy nước và sử dụng. 

Uống nước gạo

Uống giấm táo

Giấm táo là một phương pháp trị tiêu chảy tại nhà khá hiệu quả. Trong giấm táo có chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, có thể tiêu diệt được vi khuẩn E.coli trong đường ruột. Bạn có thể lấy một chút giấm táo cho vào nước ẩm, có thể cho thêm mật ong vào cho dễ uống. Thực hiện phương pháp này đều đặn 1 đến 2 ngày bạn sẽ thấy kết quả.

Nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi đầy đủ giúp cơ thể thư giãn, thoải mái và đẩy nhanh quá trình hồi phục khi bị tiêu chảy. Ngoài ra, bạn hãy kết hợp chườm ấm bụng bằng khăn hoặc túi chườm cũng giúp giảm co thắt bụng, giảm thiểu tình trạng đau do bị tiêu chảy cấp. 

Thực phẩm giàu tinh bột

Ngũ cốc, bột sắn, gạo, khoai tây, cà rốt, rau xanh cung cấp dưỡng chất giúp giảm áp lực cho hệ tiêu hóa. Nhưng bạn hãy tránh bột yến mạch và khoai tây chiên vì có thể làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn.

Gừng tươi nướng

Gừng giúp nhu động ruột hoạt động chậm hơn, khi dùng gừng tươi nướng sẽ hỗ trợ điều trị tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm, nôn ói, dị ứng thực phẩm. Tuy nhiên, người có bệnh nền về gan, sỏi mật, phụ nữ mang thai, sốt không nên áp dụng phương pháp này.

Gừng tươi nướng

Quả việt quất

Việt quất chứa anthocyanosides và có đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa, giúp khắc phục tiêu chảy nhanh chóng. Ngoài ra quả này có rất nhiều vitamin và khoáng chất, rất tốt cho cơ thể, bạn có thể ăn việt quất thường xuyên để cải thiện da và vóc dáng.

Góc giải đáp: Xóa bỏ chuỗi căng thẳng trong hội chứng ruột kích thích (IBS)

Trà hoa cúc

Chứa tanin và nhiều vi khoáng chất, trà hoa cúc giúp cải thiện các triệu chứng tiêu chảy, chống co thắt và phòng ngừa viêm đường ruột. Trà hoa cúc còn giúp thanh nhiệt giải độc cơ thể, tăng cường sức đề kháng, hạn chế được rất nhiều căn bệnh khác nhau.

Uống trà hoa cúc là cách điều trị tiêu chảy an toàn

Uống nước hồng xiêm xanh

Nước hồng xiêm xanh cũng có tác dụng làm cứng phân và giảm nhu động ruột, cải thiện tình trạng tiêu chảy cấp. Bạn có thể lấy trái hồng xiêm xanh cắt lát, đem phơi, hãm với nước ấm và uống. Hãy thực hiện phương pháp này đều đặn cho đến khi thấy tiêu chảy đỡ hẳn thì dừng lại.

Trà vỏ cam

Chứa tanin, pectin và các khoáng chất, trà vỏ cam giúp điều chỉnh nhu động ruột, cải thiện rối loạn tiêu hóa. Nhưng bạn hãy lựa chọn quả cam sạch hoặc hữu cơ, không chứa chất bảo quản. Lưu ý hãy vệ sinh thật sạch vỏ cam trước khi hãm trà, nếu không nó sẽ trở thành nguyên nhân trực tiếp gây tiêu chảy vì ngộ độc.

Ăn lá mơ lông

Lá mơ lông cũng là cách trị tiêu chảy tại nhà hiệu quả. Lấy khoảng 100g lá mơ lông, vệ sinh sạch sẽ bằng nước muối trong 10 phút, sau đó lấy ra và giã nhỏ. Bạn có thể thực hiện món trứng rán với lá mơ để ăn hàng ngày, bạn sẽ thấy tình trạng tiêu chảy cải thiện rõ rệt.

Lá ổi, búp ổi non

Chứa flavonoid loại quercetin giúp giảm co thắt ruột, đau bụng và tanin giúp giảm tiết dịch ruột, kháng khuẩn, niêm mạc ruột săn chắc hơn. Phương pháp này vô cùng hiệu quả khi bạn đang bị tiêu chảy cấp, chỉ cấp một ít lá ổi non cộng thêm ít muối trắng, bạn đã giảm được tình trạng tiêu chảy ngay tức thì.

Búp ổi non

Kết luận

Bài viết trên Chi Bach Pharma đã giới thiệu đến các bạn 14 cách điều trị tiêu chảy an toàn tại nhà. Những phương pháp trên được các bác sĩ khuyến khích sử dụng, nhưng nếu trong tình trạng bệnh có biểu hiện xấu đi thì bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được điều trị khoa học.

Công ty TNHH Dược phẩm Chi Bách ( Chi Bach Pharma )

Đang xem: 14 cách điều trị tiêu chảy an toàn tại nhà nhanh nhất

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng