Tự kỷ là gì? Cách chuẩn đoán chứng tự kỷ phổ biến hiện nay

Tự kỷ là một rối loạn phát triển ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác xã hội. Bài viết này sẽ giải thích về tự kỷ, các dấu hiệu nhận biết và cách hỗ trợ người mắc phải.

DS. Lê Quốc Tuấn, Dược sĩ chuyên môn
Tư vấn chuyên môn bài viết DS. Lê Quốc Tuấn, Dược sĩ chuyên môn

Xem chi tiết
Tự kỷ là gì? Cách chuẩn đoán chứng tự kỷ phổ biến hiện nay

Tự kỷ là gì? Những người mắc chứng tự kỷ thường ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt giao tiếp, học tập. Vậy tự kỷ có phải bệnh không? Cách chuẩn đoán chứng tự kỷ như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây cùng Chi Bach Pharma nhé.

Tự kỷ là gì? Tự kỷ có phải bệnh không?

Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển thần kinh đặc trưng bởi tương tác xã hội và giao tiếp kém, các hành vi thực hiện một cách rập khuôn và được lặp đi lặp lại. Triệu chứng bắt đầu từ thời thơ ấu và nếu không được chữa trị kịp thời sẽ phát triển dần theo thời gian. Thông thường tự kỷ được chia thành 2 loại:
  • Tự kỷ bẩm sinh: Loại tự kỷ này phát triển từ khi trẻ sinh ra cho đến 3 tuổi, biểu hiện dễ thấy nhất là trẻ chậm phát triển.
  • Tự kỷ không điển hình: Trẻ vẫn phát triển bình thường trong 12 - 30 tháng tuổi, sau đó đột ngột không phát triển nữa hoặc mất hết những gì mà trẻ đã học được trước đó
Tự kỷ không phải là bệnh chỉ là bộ não hoạt động theo cách khác với những người xung quanh và mặc định từ lúc sinh ra. Tự kỷ không phải bệnh có phương pháp chữa bệnh nên người mắc tự kỷ rất cần được hỗ trợ về thể chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó tự kỷ cũng một phần do yếu tố di truyền từ hội chứng nhiễm sắc thể X dễ gãy và thay đổi hiếm gặp trong mã di truyền chiếm khoảng 10-20%.
Xem thêm: Tự kỷ ám thị là gì? Tìm hiểu về tự kỷ ám thị.

Những nguyên nhân dẫn đến tự kỷ trở nên phổ biến

Tự kỷ do yếu tố di truyền 

Hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân dẫn đến tự kỷ chính xác nhưng có một số nguyên nhân phổ biến như:

  • Yếu tố di truyền: Nếu trong nhà có người thân mắc chứng tự kỷ, bệnh có thể di truyền với tỷ lệ 20%
  • Trong quá trình mang thai mẹ thường xuyên bị căng thẳng hoặc thường xuyên tiếp xúc với các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,...
  • Một số yếu tố khác như: gia đình, môi trường, bệnh liên quan,...cũng có thể là nguyên nhân khiến tự kỷ ở trẻ em và người trưởng thành. Bên cạnh đó còn các yếu tố rủi ro dẫn đến tự kỷ gồm: cha mẹ sinh con khi trên 35 tuổi; mẹ chuyển dạ sớm và sinh non; cân nặng của trẻ khi sinh thấp,...

Những triệu chứng phổ biến của người bị tự kỷ

Người tự kỷ thường thu mình vào một góc 

Triệu chứng tự kỷ ở trẻ em
  • Về cảm xúc: Ngay từ nhỏ trẻ không biết cách giao tiếp với cha mẹ, không nhìn thẳng vào mắt đối diện khi giao tiếp, khó phân biệt người quen, người lạ. Khi đi học thường thu mình lại một góc, ít giao tiếp với ai
  • Về hành vi: Trẻ thường chơi một món đồ chơi nhất định, thích thú với âm thanh do mình tự tạo mà không quan tâm đến những thứ khác bên ngoài, một số trẻ còn tự làm hại chính bản thân bằng cách cào cấu đến chảy máu
  • Về ngôn ngữ: Trẻ chậm biết nói, câu nói đơn điệu không có nghĩa đôi lúc tự lẩm bẩm một mình
Triệu chứng tự kỷ ở người lớn
  • Với mối quan hệ xung quanh: ít quan tâm, chia sẻ với người xung quanh; gặp vấn đề trong giao tiếp xã hội; thiếu sự cảm thông và luôn cho mình đúng
  • Với công việc hàng ngày: Tiếp thu chậm, năng suất kém; khó bắt đầu cuộc trò chuyện và không biết cách duy trì; Hành động một cách rập khuôn, lặp lại các thao tác hoặc tự lẩm bẩm một số từ nào đó
  • Về hành vi: Chỉ tập trung vào một thứ mà không nhìn toàn bộ; thiếu sự linh hoạt, hoạt động một cách rập khuôn máy móc; chỉ quan tâm tới một chủ đề nào đó mà không quan tâm đến người bên cạnh đang làm gì.
Tìm hiểu thêm: Rối loạn phổ tự kỷ là như thế nào? 

Những Biến chứng nguy hiểm của tự kỷ

Biến chứng của tự kỷ có thể dẫn đến bệnh động kinh

ADHD - Rối loạn tăng động giảm chú ý: thường thấy trước khi trẻ đi học, có xu hướng bạo lực, khó tạo dựng mối quan hệ,...

  • Chứng khó đọc: Ảnh hưởng tới các vấn đề học tập, toán học, đánh vần, ngôn ngữ nói, viết
  • Lo lắng quá mức: thường tự ngữ, thổi phồng vấn đề, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
  • Trầm cảm: Lâu dần khiến người tự kỷ rơi vào chứng trầm cảm, khó kiểm soát hành vi
  • Bệnh động kinh: là bệnh về não khi các tế bào thần kinh không truyền tín hiệu một cách bình thường dẫn đến co giật, không kiểm soát được hành vi, nhận thức của mình

Cách chuẩn đoán chứng tự kỷ phổ biến hiện nay

Để có thể chuẩn đoán được chứng tự kỷ, bác sĩ chuyên môn sẽ hỏi về tiểu sử, biểu hiện gần đây của người bệnh, sử dụng bản câu hỏi để dựa vào đó chuẩn đoán và tìm ra phương pháp điều trị.
Góc giải đáp: Bài test trẻ tự kỷ gồm những bài test như thế nào?

Giải đáp câu hỏi có thể tự chữa tự kỷ tại nhà được không?

Tự kỷ không chữa được tại nhà. Tự kỷ xuất phát từ yếu tố bẩm sinh và đi theo người mắc suốt đời, do đó không có cách điều trị dứt điểm hội chứng này.

Khi nào cần đưa người bị tự kỷ đến gặp bác sĩ

Người mắc tự kỷ nên đến gặp bác sĩ để thăm khám

Đối với trẻ em

  • Không đáp lại bằng biểu cảm vui vẻ hay nụ cười
  • Không bắt chước âm thanh, hành động của người lớn
  • Không cử chỉ dù hơn 14 tháng tuổi
  • Khi 16 tháng tuổi không biết nói
  • Không nói được 2 từ trở lên khi 24 tháng
  • Mất khả năng ngôn ngữ hay kỹ năng xã hội dù ở bất kể lứa tuổi nào

Đối với người lớn

  • Chỉ tập trung duy nhất vào một thứ gì đó mà không quan tâm đến người bên cạnh, hay thu mình vào một góc
  • Các hành vi máy móc, rập khuôn, lặp đi lặp lại thiếu sáng tạo và linh hoạt
  • Chỉ quan tâm đến một chủ đề nào đó mà không cần biết người khác làm gì, nói gì và hay tự lẩm bẩm một mình

Kết luận

Vừa rồi Chi Bach Pharma đã giải đáp thắc mắc: Tự kỷ là gì. Nếu có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào các bạn có thể liên hệ với Chi Bach Pharma, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn 24/7 một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Chúc các bạn khỏe mạnh.

Công ty TNHH Dược phẩm Chi Bách (Chi Bách Pharma)

Đang xem: Tự kỷ là gì? Cách chuẩn đoán chứng tự kỷ phổ biến hiện nay

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng